* Quan điểm về ăn uống (ẩm thực) của y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) có những điểm tương đồng hay không ?
- Nếu YHHĐ, hay nói đúng hơn là dinh dưỡng học hiện đại (DDHHĐ), khuyên chúng ta nên thực hành một chế độ ăn đủ chất và cân đối thì YHCT, hay nói đúng hơn là dinh dưỡng học cổ truyền (DDHCT), cũng khuyên người ta phải “ bình hành thiện thực”, nghĩa là : ăn uống phải hữu điều, phải cân bằng. Cân bằng giữa số lượng và chất lượng ; giữa ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thịt cá), ngũ thái (các loại rau củ) và ngũ quả (các loại hoa quả) ; giữa hàn và nhiệt ; giữa các ngũ vị : chua, cay, đắng, mặn và ngọt. Ở đây, cũng cần phải nói rõ là, các khái niệm “hàn”, “nhiệt”, “cay”, “ngọt”...thực chất chỉ là những danh từ có ý nghĩa khái quát nhằm để chỉ những nhóm đặc tính chung của đồ ăn thức uống.
- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn uống hợp lý, tuỳ theo tuổi, giới và thể chất thì DDHCT cũng khuyên nên ẩm thực theo nguyên tắc chỉnh thể, hay còn gọi là nguyên tắc “nhân nhân, nhân địa, nhân thời chế nghi”. Nghĩa là : ăn uống phải tuỳ theo đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng cá thể (nhân nhân), tuỳ theo điều kiện địa lý, môi trường sống (nhân địa) và tuỳ theo mùa, theo thời gian (nhân thời).
- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn theo chế độ bệnh lý thì DDHCT cũng khuyên trong ẩm thực nên “biện chứng thi trị”, “biện bệnh thi trị”, nghĩa là : phải căn cứ vào tính chất bệnh lý và chứng trạng cụ thể mà lựa chọn chế độ ăn cho phù hợp. Ví như, người mắc bệnh “ Tiêu khát” (đái đường) rất cần xây dựng một chế độ ăn riêng, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì lại phải tuỳ theo từng thể bệnh mà gia giảm đồ ăn thức uống cho hợp lý.
- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn uống hợp vệ sinh thì DDHCT cũng khuyên phải thực hiện phương châm “ẩm thực cấm kỵ”, nghĩa là trong ăn uống phải khôn ngoan, hết sức tránh những thứ không có lợi cho sức khoẻ. Thậm chí, y học cổ truyền còn cho rằng “dược thực đồng nguyên” (thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc) nên khi lựa chọn và chế biến đồ ăn thức uống phải rất thận trọng và đảm bảo tính an toàn như khi dùng thuốc vậy.
* Tại sao trong y học cổ truyền lại đặt vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống, có cơ sở khoa học cho vấn đề này không ?
* Nội dung kiêng kỵ trong ăn uống của y học cổ truyền
Thực ra, y học hiện đại cũng đề cập tới ăn kiêng, ví như : người bị bệnh xơ gan nên kiêng ăn thức ăn có nhiều mỡ, kiêng bia rượu ; người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn đồ cay chua ; người bị tăng huyết áp kiêng ăn nhiều muối...Tuy nhiên, vấn đề ăn kiêng trong y học cổ truyền có nội dung phong phú hơn nhiều, thể hiện cụ thể trên các phương diện sau đây:
- Kiêng ăn về số lượng : không nên ăn quá no, quá nhiều và cũng không nên để quá đói.
- Kiêng kỵ khi bị bệnh : tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại bệnh và thể bệnh mà tiến hành kiêng kỵ cho hợp lý.
- Kiêng kỵ theo thể chất, tuổi và giới.
- Kiêng kỵ theo mùa và thời tiết.
- Kiêng các thức ăn biến chất, thiếu vệ sinh.
- Kiêng kỵ khi phối hợp thực phẩm với thực phẩm, ví như : cá diếc kỵ gan lợn và kinh giới, thịt gà kỵ mận, thịt dê kỵ dấm và bí đỏ...
- Kiêng kỵ khi phối hợp thuốc và thực phẩm, ví như : khi uống thuốc có Thục địa thì kiêng ăn cà rốt, hành và hẹ ; khi uống thuốc có Cam thảo thì kiêng ăn rau cải ; khi uống thuốc có Thiên môn thì kiêng ăn cá chép...
Tựu trung có thể chia làm hai loại lớn : kiêng kỵ theo nghĩa hẹp là chỉ khi bị bệnh thì nên ăn kiêng loại thức ăn nào và kiêng kỵ theo nghĩa rộng là ngoài kiêng ăn theo bệnh tật còn phải kiêng ăn theo tuổi tác, thể chất, khu vực sinh sống, điều kiện thời tiết…nhằm mục đích cuối cùng là để cho thức ăn và thuốc phát huy tối đa năng lực, hạn chế tác dụng phụ, góp phần phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
* Một số điều cần kiêng kỵ trong ăn uống hàng ngày
- Kiêng kỵ theo mùa : mùa hạ dương khí vượng thịnh, thời tiết nóng bức nên kiêng các thức ăn có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, ớt, hạt tiêu, gừng, quế, hồi...; mùa đông lạnh lẽo nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua, ốc, dưa hấu, dưa chuột, trai, hến...
- Kiêng kỵ theo thể chất : người có thể chất thiên nhiệt nên kiêng các thức ăn quá cay nóng, người có thể chất thiên hàn nên kiêng các thức ăn quá lạnh. Người đàm trệ nên kiêng đồ ăn thức uống quá béo bổ...
- Kiêng kỵ theo tuổi : trẻ em nên kiêng đồ ăn thức uống sống lạnh vì dễ gây thương tổn tỳ vị, người già nên kiêng ăn thức ăn quá béo, quá ngọt hoặc quá mặn...
- Kiêng kỵ theo giới : phụ nữ có thai nên kiêng các thức ăn có tính chất quá cay nóng, dễ kích thích hoặc quá sống lạnh, phụ nữ sau khi sinh con nên kiêng các thức ăn có tính lạnh...
- Kiêng kỵ theo bệnh : người bị viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn tính thể Tỳ vị hư hàn nên kiêng ăn đồ sống lạnh ; người bị liệt dương thể âm hư nên kiêng các thực phẩm có tính cay nóng như thịt chó, thịt dê, gừng, tỏi, rượu trắng..., người hay bị mụn nhọt cũng nên kiêng ăn các loại thức ăn này.
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.
Chứng lùn bao gồm một loạt các tình trạng đặc trưng bởi vóc dáng thấp bé. Mặc dù mỗi loại chứng lùn có nguyên nhân khác nhau nhưng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Cơ thể bạn là một hệ thống phức tạp gồm xương, da, các cơ quan, chất sinh học,… Trong số các chất sinh học có các protein đặc biệt được gọi là hemeprotein (hay hemoprotein), được tạo thành từ axit amin và sắt. Bạn có thể tìm thấy các protein này trong cơ và máu nơi chúng liên kết với oxy. Các protein trong máu của bạn được gọi là hemoglobin và các protein trong cơ của bạn được gọi là myoglobin. Cùng tìm hiểu về myoglobin qua bài viết sau đây!
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.