Bạn cần biết những gì về nguy cơ gây bệnh của COVID-19 ngay cả khi đã được tiêm phòng? Liệu tuổi và tình trạng sức khỏe nói chung có ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm bệnh hay không?
Chín tháng sau khi Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ thông qua việc tiêm phòng vaccine COVID-19, hơn 55% dân số Mỹ đã được tiêm phòng vaccine COVID-19. Vào thời điểm này nhìn chung những người nhập viện vì COVID-19 đều là những người chưa tiêm vaccine. Những Vaccine mà nước Mỹ đang có (Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson) đều có hiệu quả mạnh mẽ đến khả năng nhiễm virus, hoặc nguy cơ mắc bệnh trầm trọng hơn, yêu cầu phải nhập viện điều trị và tử vong.
Tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng do virus đã giảm
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2021 trên tạp chí The Lancet đã chỉ ra rằng số bệnh nhân đã tiêm phòng phải nhập viện điều trị hoặc tử cong do COVID-19 chỉ chiếm khoảng 0.008% số người đã được tiêm chủng đầy đủ ở Mỹ.
Nguy cơ nhiễm COVID của những người đã tiêm vaccine
Độ tuổi trung bình của những bệnh nhân mắc bệnh nặng tại Mỹ là 80 tuổi và họ cũng có nhiều vấn đề sức khỏe tồn tại trước đó như thừa cân, bệnh tim mạch, bệnh phổi và tiểu đường typ 2. Chỉ một số ít trong đó đã được tiêm đầy đủ vaccine. Do vậy là nguy cơ nhiễm trùng của những người được tiêm đầy đủ phải nhập viện là vô cùng nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh nặng do nhiễm virus cũng vô cùng thấp. Một số dấu hiệu của người đã tiêm phòng bị nhiễm virus corona kéo dài trong một vài ngày gồm có: ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, ho, viêm họng, khó thở.
Hiệu quả của vaccine
Mỗi loại vaccine được lưu hành ở Mỹ đều có hiệu quả trong việc phòng ngừa khả năng nhập viện ở người trưởng thành không bị suy giảm miễn dịch. Đối với những người suy giảm miễn dịch, thì tiêm hai mũi dường như có hiệu quả thấp hoặc không có, chính vì thế mà họ cần tới liều bổ sung. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cũng chỉ ra mức độ hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện như sau:
Sự nguy hiểm của biến chủng delta
Phần lớn mọi người bị nhiễm virus nhập viện ở Mỹ dù tiêm hay không tiêm chủng đầy đủ đều nhiễm biến thể delta, một trong số những chủng có khả năng lây truyền mạnh mẽ. Thời điểm này 99% số ca mắc virus và nhập viện của Mỹ đều dương tính với biến thể Delta.
Mũi tăng cường
Các số liệu chỉ ra rằng tuổi là yếu tố nguy cơ cho thấy nhu cầu tiêm nhắc lại đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên và có bệnh lý nền. CDC Mỹ cũng cho rằng nên tiêm thêm một mũi Pfizer tăng cường ít nhất là 6 tháng sau khi tiêm mũi hai cho các đối tượng là người trên 65 tuổi phải điều trị bệnh lâu dài hoặc những cá nhân từ 50-64 mắc bệnh tiềm ẩn trong đó có cả ung thư, tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và bệnh tim. Những người từ 18-49 tuổi có bệnh lý nền, những người từ 18-64 đã bị nhiễm virus và làm việc ở môi trường có nguy cơ cao tiếp xúc với mầm bệnh đều trong danh sách được tiêm mũi tăng cường.
Vacccine COVID-19 không đảm bảo miễn dịch cộng đồng nhưng có thể ngăn ngừa tỷ lệ tử vong và biến chứng do virus gây ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine COVID-19 với người mắc bệnh mạn tính
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.