Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hoặc ống nước bọt bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến việc giảm tiết nước bọt do tắc nghẽn hoặc viêm ống nước bọt, gọi chung là viêm tuyến nước bọt.

Hiểu thêm về bệnh viêm tuyến nước bọt

Nước bọt hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn và giữ miệng của bạn ẩm và sạch sẽ. Nước bọt sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa, và cũng tham gia vào quá trình kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu có trong miệng.

Nếu tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng viêm.

Bạn có 3 đôi tuyến nước bọt chính, nằm ở hai bên mặt.

  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được goi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm nằm ở hai bên hàm, phía xướng xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm vi khuẩn. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt phổ biến nhất. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyến nước bọt bao gồm:

  • Streptococcus viridans (một loại liên cầu khuẩn)
  • Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não)
  • Streptococcus pyogenes
  • Escherichia coli (E.coli)

Việc nhiễm trùng sẽ để lại hậu quả là giảm tiết nước bọt. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn hoặc viêm ống tuyến nước bọt. Virus và các tình trạng bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết nước bọt, bao gồm:

  • Quai bị - một tình trạng nhiễm virus dễ lây lan, thường gặp ở trẻ em chưa được tiêm chủng
  • HIV
  • Virus cúm A và virus á cúm typ I và II
  • Herpes
  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do đờm nhầy
  • Khối u
  • Hội chứng Sjogren: là một bệnh tự miễn gây khô miệng.
  • Bệnh sarcoidosis: là bệnh mà từng mảng viêm, nhiễm trùng xuất hiện trên khắp cơ thể.
  • Mất nước
  • Suy dinh dưỡng
  • Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố sau đây có thể làm bạn dễ cảm nhiễm với với bệnh viêm tuyến nước bọt:

  • Trên 65 tuổi
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Không được tiêm phòng quai bị

Các tình trạng bệnh lý mãn tính dưới đây cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng:

  • HIV, AIDS
  • Hội chứng Sjogren
  • Tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng
  • Nghiện rượu
  • Chứng ăn vô độ
  • Hội chứng khô miệng

Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Những triệu chứng dưới đây có thể sẽ xuất hiện khi bị viêm tuyến nước bọt. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nhất. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt có thể rất giống với nhiều bệnh khác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi
  • Không thể mở to miệng được
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn
  • Có mủ trong miệng
  • Khô miệng
  • Đau ở trong miệng
  • Đau vùng mặt
  • Đỏ hoặc sưng phía trên hàm, trước hàm hoặc phía dưới miệng
  • Sưng mặt hoặc cổ
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt hoặc ớn lạnh.

Liên lạc với bác sỹ ngay nếu bạn bị viêm tuyến nước bọt đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, hay nếu các triệu chứng diễn biến xấu đi. Những triệu chứng này có thể sẽ cần phải được cấp cứu về mặt y tế.

Biến chứng

Biến chứng của viêm tuyến nước bọt thường không phổ biến. Nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Khối u ác tính có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Việc này có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng này.

Bạn cũng có thể bị biến chứng nếu tình trạng nhiễm trùng ban đầu lan từ tuyến nước bọt sang các phần khác của cơ thể, bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào) hoặc viêm họng Ludwig (một dạng viêm mô tế bào xảy ra ở phía dưới của miệng)

Điều trị viêm tuyến nước bọt

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và các triệu chứng mà bạn xuất hiện thêm, ví dụ như sưng hoặc đau.

Kháng sinh có thể sẽ được sử dụng để điều trị nhiễm vi khuẩn, mủ hoặc sốt. Ổ áp xe có thể sẽ được chọc hút.

Điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống 8-10 cốc nước một ngày để kích thích tuyến nước bọt và giữ tuyến nước bọt sạch sẽ.
  • Mát xa vùng tuyến nước bọt bị tổn thương
  • Chườm ấm và vùng bị tổn thương
  • Súc miệng với nước ấm, có pha một chút muối
  • Ngậm, hoặc mút chanh chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích tiế nước bọt và giảm sưng.

Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ cần thiết trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát. Mặc dù không phổ biến nhưng phẫu thuật có thể sẽ bao gồm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc loại bỏ tuyến dưới hàm.

Dự phòng

Không có cách nào dự phòng được viêm tuyến nước bọt. Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm chải răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng ít nhất hai lần một ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về nước bọt

Ts.Bs Trương Hồng Sơn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm