Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu lầm về cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung là một trong số những phẫu thuật được tiến hành thường xuyên nhất tại Mỹ. Tuy nhiên, lại có rất nhiều phụ nữ không biết được những thông tin cơ bản về phẫu thuật này, ví dụ như tại sao lại phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc khi nào không cần thiết phải phẫu thuật.

Sự thật về phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Với phụ nữ, phẫu thuật cắt bỏ tử cung là một trong số những phẫu thuật được tiến hành thường xuyên nhất tại Mỹ. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), trong những năm từ 2000-2004, có gần 3.1 triệu ca phẫu thuật  được tiến hành, tương đương với khoảng 600.000 ca phẫu thuật mỗi năm. Dưới đây là những sự thật về phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà bạn cần biết.

Hiểu lầm: Chỉ những phụ nữ cao tuổi bị ung thư tử cung mới cần phải làm phẫu thuật

Sự thật: Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: ung thư phụ khoa, u xơ tử cung, sa tử cung, chảy máu âm đạo bất thường, lạc nội tạc tử cung, viêm vùng chậu và nhiều lý do khác. Phẫu thuật này có thể được thực hiện ở cả phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Hiểu lầm: Bạn chỉ nên phẫu thuật nếu bị ung thư

Sự thật: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường được coi là biện pháp cuối cùng, nhưng phẫu thuật này cũng có thể được tiến hành trong trường hợp không bị ung thư và chỉ được áp dụng khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là lựa chọn điều trị duy nhất trong một số trường hợp ung thư cổ tử cung, ung thư thử cung và ung thư buồng trứng. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung cấp cứu sẽ là cần thiết trong những trường hợp xuất huyết tử cung không kiểm soát được hoặc nhiễm trùng tử cung. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, các biện pháp điều trị thay thế khác sẽ được áp dụng, thay vì phẫu thuật.

Hiểu lầm: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung nghĩa là toàn bộ tử cung của bạn sẽ bị cắt bỏ

Sự thật: Thực ra, có 3 loại phẫu thuật cắt bỏ tử cung khác nhau: cắt bỏ thân tử cung và giữ lại cổ tử cung, cắt bỏ toàn bộ tử cung và cắt bỏ tử cung triệt căn. Phụ thuộc vào nguyên nhân tiến hành phẫu thuật của từng phụ nữ mà bác sỹ sẽ quyết định cắt bỏ hoàn toàn hay chỉ cắt bỏ một phần tử cung. Đôi khi, trong quá trình phẫu thuật, phần cổ tử cung và/hoặc buồng trứng cũng có thể sẽ được cắt bỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn là việc loại bỏ hoàn toàn tử cung và cổ tử cung.

Trong phẫu thuật cắt bỏ thân tử cung và giữ lại cổ tử cung, bác sỹ sẽ chỉ cắt bỏ phần thâncủa tử cung, cổ tử cung vẫn sẽ ở đúng vị trí. Loại phẫu thuật này chỉ có thể được tiến hành bằng phương pháp soi ổ bụng.

Trong phẫu thuật triệt căn, thường tiến hành khi bị ung thư, bác sỹ sẽ loại bỏ toàn bộ tử cung, các mô cạnh tử cung, cổ tử cung và phần trên của âm đạo. Ngoài ra, buồng trứng cũng có thể được loại bỏ hoặc có thể sẽ vẫn giữ nguyên.

Hiểu lầm: Đường âm đạo là đường duy nhất để tiến hành cắt bỏ tử cung

Sự thật: Có 3 đường mà bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung: đường âm đạo, đường ổ bụng hoặc nội soi với sự hỗ trợ của máy móc. Khi phụ nữ lựa chọn được đường mổ, bác sỹ sẽ cân nhắc đến việc làm thế nào để cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Thông thường, theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ, các bằng chứng đã cho thấy cắt bỏ tử cung qua đường âm đạo sẽ có triển vọng đầu ra tốt hơn và ít biến chứng hơn so với phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật qua ổ bụng.

Hiểu lầm: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung với sự hỗ trợ của máy móc hay robot không nên được tiến hành

Sự thật: Trên thực tế là không. Phẫu thuật bằng robot là một lựa chọn phẫu thuật được chấp nhận với một số phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này chỉ thích hợp với những phụ nữ cắt bỏ tử cung với mức độ xâm lấn tối thiểu. Trong quá trình phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung với những dụng cụ thông qua một vết cắt nhỏ trên bụng. Kính lúp với khả năng quan sát 3 chiều sẽ giúp các thao tác của bác sỹ tiến hành chính xác, linh hoạt và dễ kiểm soát hơn. Ngoài ra, với hình thức phẫu thuật này, bạn có thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường nhanh hơn so với việc phẫu thuật mở.

Hiểu lầm: Bạn ngay lập tức sẽ tiến đến giai đoạn mãn kinh nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Sự thật: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung chỉ cắt bỏ tử cung chứ chưa chắc đã cắt bỏ buồng trứng của bạn. Do vậy, bạn sẽ chỉ tiến đến giai đoạn mãn kinh sau phẫu thuật nếu buồng trứng của bạn cũng bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật mà thôi. Buồng trứng mới là cơ quan sản xuất ra estrogen, chứ không phải tử cung.

Do việc cắt bỏ buồng trứng đôi khi đi kèm với cắt bỏ tử cung, nên nhiều người hiểu lầm rằng, cắt bỏ buồng trứng luôn là thủ thuật đi kèm với cắt bỏ tử cung, và điều này là không đúng. Phụ nữ dưới 50 tuổi nên giữ lại buồng trứng của mình, trừ khi họ gặp phải các vấn đề với buồng trứng hoặc nếu buồng trứng là nguyên nhân gây ra vấn đề về tử cung (ví dụ như trong những trường hợp lạc nội mạc tử cung). Do vậy, nếu giữ lại được buồng trứng còn nguyên vẹn, thì sẽ chẳng có gì thay đổi về mặt hormone của người phụ nữ đó cả.

Hiểu lầm: Bạn vẫn có thể mang thai nếu chỉ cắt bỏ một phần tử cung

Sự thật: Bạn nên hiểu được một điều rằng, một khi bạn đã cắt bỏ buồng trứng (bằng bất cứ hình thức nào), thì bạn sẽ không bao giờ có con được nữa.  Quá trình phẫu thuật sẽ khiến bạn mất khả năng thụ thai, do vậy, phụ nữ nên đợi tiến hành phẫu thuật này cho đến khi gia đình của họ đã hoàn chỉnh và không muốn sinh thêm con nữa.

Hiểu lầm: Trị liệu hormone không phải là một lựa chọn nếu buồng trứng đã được cắt bỏ trước khi mãn kinh

Sự thật: Điều này không đúng, theo khẳng định của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ. Trị liệu hormone có thể được bắt đầu ngay sau phẫu thuật. Sau khi buồng trứng được cắt bỏ, phụ nữ sẽ tăng nguy cơ bị loãng xương, vì vậy, trị liệu hormone có thể sẽ làm giảm dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh, trong đó có giảm nguy cơ loãng xương. Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để dự phòng loãng xương nếu bạn có nguy cơ cao.

Hiểu lầm: Bạn sẽ không thể quan hệ tình dục được nữa sau khi đã cắt bỏ tử cung

Sự thật: Bạn phải đợi bao lâu sau phẫu thuật mới có thể quan hệ tình dục trở lại phụ thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn đã trải qua. Thông thường, sau 2-4 tuần, bạn có thể quan hệ tình dục trở lại (tất nhiên là sau khi đã hỏi ý kiến bác sỹ), miễn là cổ tử cung của bạn không bị cắt bỏ cùng tử cung. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung của bạn bị cắt bỏ, bạn sẽ cần đợi khoảng 6 tuần để âm đạo có thời gian lành lại, trước khi quan hệ tình dục trở lại.

Hiểu lầm: Hồi phục sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung rất đau đớn và thường kéo dái

Sự thật: Rõ ràng, mọi người về lý thuyết sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, nhưng thông thường, thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn tiến hành. Phẫu thuật đường âm đạo, phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot và phẫu thuật nội soi sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật mở bụng. Và mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tử cung là một phẫu thuật có thể gây đau đớn và thời gian hồi phục có thể cần tới 6 tuần, nhưng đa số phụ nữ sẽ cảm thấy khá hơn nhiều sau 2 tuần. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động vẫn sẽ còn hạn chế trong thời gian này.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm