Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểm họa từ kem trộn, kem trắng da cấp tốc

Không ít chị em gặp biến chứng về da do sử dụng sản phẩm kem trộn trôi nổi trên thị trường. Vậy kem trộn có những thành phần nguy hiểm nào, làm sao để nhận biết loại mỹ phẩm tự chế này?

Thành phần nguy hiểm trong công thức kem trộn

“Kem trộn” là danh từ chỉ chung các sản phẩm chăm sóc da tự pha chế bằng dụng cụ thô sơ, không được điều chế và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Dù công thức thường được người bán giữ bí mật, các chuyên gia da liễu chỉ ra một số thành phần độc hại thường có trong kem trộn:

Corticoid

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch, cần có chỉ định của bác sỹ khi sử dụng. Nhờ khả năng giữ nước và bào mòn da, corticoid được thêm vào kem trộn để làm da trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.

Da mỏng đi, lộ rõ mạch máu khi lạm dụng corticoid

Corticoid có thể thấm qua da vào máu và gây nhiễm độc cho cơ thể. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột, người sử dụng sẽ bị teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng. Mỹ phẩm chứa corticoid khiến da mỏng dần, thấy rõ các mạch máu dưới da bị giãn nở, da rất dễ bắt nắng hơn.

Hydroquinone

Hydroquinone là chất tẩy trắng da thường được dùng để giảm thâm nám, sạm da do tăng sắc tố. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng, sử dụng hydroquinone thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư da. Hydroquinone có thể gây viêm các tế bào ở tầng hạ bì, tế bào nang lông và tuyến bã nhờn. Đặc biệt, thành phần này không an toàn với phụ nữ có thai.

Aspirin

Các thành phần trong kem trộn được sử dụng không theo liều lượng rõ ràng

Trong điều kiện môi trường nóng ẩm, aspirin có thể chuyển hóa thành acid salicylic. Acid salicylic là hoạt chất được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn với chức năng loại bỏ tế bào chết, làm mềm và trắng da.

Trong các sản phẩm kem trộn, lượng aspirin được sử dụng không rõ liều lượng, có thể gây ra kích ứng, làm khô da và khiến da thêm hư tổn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không tự bào chế hoặc sử dụng aspirin bôi ngoài da.

Biết rõ tình trạng mất vệ sinh của kem trộn, một số người bán sử dụng thêm kháng sinh để ngăn ngừa tác dụng phụ của sản phẩm như gây nhiễm nấm trên da.

Nhận biết kem trộn

Nhắm vào mong muốn làm trắng da nhanh của chị em phụ nữ, mỹ phẩm chất lượng kém được tiếp thị và quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok. Khi “kem trộn” trở thành từ mang nghĩa tiêu cực, nhiều người bán sử dụng các danh từ mỹ miều hơn như: Kem ủ trắng body, kem kích trắng, kem sâm với “công thức gia truyền”.

Một số dấu hiệu sau giúp chị em nhận biết dạng mỹ phẩm nguy hại này:

- Quá nhiều công dụng: Kem trộn thường được quảng cáo có thể thực hiện tất cả các công dụng, từ làm trắng, trị mụn, trị nám đến dưỡng ẩm, chống nắng cho da. Chị em cần cảnh giác với những sản phẩm đem lại hiệu quả tức thì, cấp tốc.

Kem trộn có kết cấu bết dính và màu sắc bất thường, mùi khó ngửi

- Màu sắc và mùi thơm: Kem trộn thường có màu không tự nhiên, do các thành phần được sử dụng để làm kem trộn thường có màu vàng hoặc hồng bất thường. Mùi của kem trộn thường gắt và nồng, do người sản xuất không kiểm soát được liều lượng hóa chất có trong sản phẩm.

- Bết dính trên da: Mỹ phẩm chất lượng tốt thường có kết cấu mỏng, nhẹ, thẩm thấu nhanh khi bôi lên da. Tuy nhiên, kem trộn đặc và dày thường gây bết dính, phải thoa kỹ từ 2-5 phút, thậm chí bọc lại bằng nylon thì mới tan trên da.

- Bao bì sản phẩm: Bao bì của mỹ phẩm chất lượng kém như kem trộn thường khá đơn giản, sơ sài. Khi mua trực tiếp, bạn có thể kiểm tra thành phần, nơi sản xuất, mã vạch truy xuất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm. Bạn nên tránh mua kem trộn được bán trên các buổi phát sóng trực tiếp hoặc các trang thương mại điện tử.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sự thật về phương pháp 'lột da' làm trắng cấp tốc

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm