Dạy trẻ rửa tay đúng cách
Dạy trẻ rửa tay rất quan trọng, nhưng có một điều quan trọng hơn đó là trẻ phải biết rửa tay đúng cách. Hãy đảm bảo rằng trẻ biết rửa tay với nước sạch và xà phòng trong khoảng từ 20-30 giây mỗi lần. Nếu không có sẵn nước sạch và xà phòng, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn sẵn có tại trường và xoa lên da tay trong khoảng 20-30 giây. Hãy nhắc nhở trẻ tránh chạm vào mặt và mắt, mũi, miệng. Đồng thời, dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách và duy trì khoảng cách tối thiểu 2m ở trường và với bạn bè khi quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách.
Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ
Hãy đảm bảo trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là các vaccine phòng cúm, viêm phổi và ho gà. Đặc biệt nếu bạn chưa cho trẻ tiêm phòng cúm, các chuyên gia nhấn mạnh rằng bạn nên cho trẻ tiêm phòng trong mùa cúm năm nay. Trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra, cần phải bảo vệ lá phổi của trẻ càng nhiều càng tốt. Các thành viên khác trong gia đình cũng nên được tiêm phòng đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cộng đồng trong gia đình.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Hãy đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của trẻ có nhiều trái cây và rau xanh nhiều màu sắc. Trái cây và rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ miễn dịch giống như vitamin C. Trẻ cần ăn từ 1.5 đến 2 khẩu phần trái cây và 2-3 khẩu phần rau xanh mỗi ngày. Hãy chuẩn bị cơm trưa cho trẻ bằng các món ăn như dâu tây, việt quất, mâm xôi, rau cải xoăn, bông cải xanh…
Bạn lên kế hoạch mọi thứ cho trẻ và đừng quên cả việc ngủ. Ngủ là một phần rất quan trọng để hệ miễn dịch cũng như sức khỏe nói chung của trẻ được khỏe mạnh. Không ngủ đủ giấc có thể sẽ làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng mỗi đêm và trẻ 13-18 tuổi cần ngủ 8-10 tiếng mỗi đêm. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là tạo cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Cơ thể chúng ta thích nghi tốt với sự nhất quán, do vậy, hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày. Cơ thể, dù là trẻ con hay người lớn cũng sẽ đều đáp ứng tốt với một lịch trình bao gồm các hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ như không sử dụng máy tính, điện thoại; đọc sách trước khi ngủ, tắm nước ấm, ngồi thiền hoặc nghe các âm thanh dễ chịu.
Thường xuyên tập thể thao
Tập thể thao hàng ngày có thể giúp làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể của trẻ. Các hoạt động thể thao như đạp xe, chơi bóng đá, leo núi và đi bơi đều rất tốt cho hệ tim mạch, trong khi các hoạt động như chèo thuyền, hít đất có thể giúp làm tăng sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, nên nhớ là đối với trẻ bạn cần làm cho các hoạt động này trở nên vui vẻ và hứng thú. Khi trẻ thích thú với những hoạt động thể chất này, trẻ còn cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện, và việc này cũng có thể giúp chống lại bệnh tật.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Trẻ nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, nhưng đôi khi, trẻ gặp khó khăn trong việc bổ sung những vitamin và khoáng chất này từ chế độ ăn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem trẻ có cần sử dụng thực phẩm bổ sung hay không. Đặc biệt là trong mùa cảm lạnh và cảm cúm, việc bổ sung đủ vitamin C và vitamin D là vô cùng quan trọng. Cả 2 loại vitamin này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch.
Biết các dấu hiệu căng thẳng của trẻ
Nhiều người cho rằng trẻ em không bị căng thẳng, stress, nhưng sự thật là trẻ em thậm chí còn phải chịu căng thẳng và lo lắng nhiều hơn trước đây. Cho dù đó là căng thẳng ở nhà, ở trường hay môi trường bên ngoài, việc biết được các dấu hiệu căng thẳng có thể sẽ giúp bạn can thiệp cho trẻ càng sớm càng tốt.
Do nhiều trẻ còn quá nhỏ để có thể thể hiện những vấn đề của mình bằng lời, nên cha mẹ cần phải theo dõi những sự thay đổi về hành vi của trẻ, bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy trẻ xuất hiện các hành vi trên, hãy nói chuyện với trẻ ngay lập tức. Trẻ có thể sẽ cần nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Lời kết
Mặc dù việc trở lại đi học vào năm nay có thể sẽ hơi khác so với trước đây, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng mọi thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt. Thực hành rửa tay đúng cách, có chế độ dinh dưỡng cần bằng và luyện tập thể thao là những việc làm rất quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biện pháp bảo vệ thị lực khi trẻ học trực tuyến
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.