Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể xảy ra khi có yếu tố gì đó kích thích cổ họng. Những cơn ho xuất hiện thỉnh thoảng là một hiện tượng khá bình thường, thậm chí còn đem lại những lợi ích như giúp cơ thể đào thải chất nhầy và những mảnh vụn tích tụ trong cổ họng.
Tuy nhiên, ho kéo dài lại là một trong những chứng bệnh dai dẳng và khó chịu bậc nhất. Chúng có thể đến từ một số lí do như sau: Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phế quản, viêm xoang, dị ứng, bệnh hen suyễn, các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm, kích ứng từ các nguồn gây hại như khói thuốc lá, chất ô nhiễm.
Nếu không may mắc phải tình trạng khó chịu này, bạn hãy thử những cách điều trị cơn ho đơn giản tại nhà dưới đây:
Sử dụng mật ong
Mật ong là một loại nguyên liệu có độ nhớt cao. Khi sử dụng, nó sẽ bao phủ niêm mạc cổ họng, làm giảm đau và ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, mật ong cũng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn hiệu quả, từ đó ngăn ngừa các chứng nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
(Ảnh: Getty Images)
Để phát huy được tối đa hiệu quả trị ho, mật ong có thể được thêm vào nước ấm và sử dụng như một loại trà.
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, từ đó thông xoang và khỏi ho nhanh hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang khả năng giúp giảm sưng tấy và kích ứng do ho dai dẳng.
Nước muối ấm và nước muối lạnh cho kết quả tương đương nhau trong quá trình trị ho.
Sử dụng gừng
Gừng là một loại cây nhiệt đới thường được sử dụng để điều trị các vấn đề sức như buồn nôn, cảm lạnh thông thường. Bên cạnh những chức năng nổi bật này, các hợp chất trong gừng cũng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Đồng thời, do có vị cay, loại củ này còn giúp kích thích tiết nước bọt, từ đó cải thiện tình trạng khô miệng, khô cổ họng.
Để tăng khả năng trị ho, bạn có thể thử sử dụng gừng kết hợp cùng mật ong và trà.
(Ảnh: Shutterstock)
Cần lưu ý rằng dù tương thích với đại đa số, gừng có thể không phải là loại thuốc ho lí tưởng với một số người nhất định.
Xông hơi
Hơi nước nóng có thể làm ẩm cổ họng và giảm đau, đồng thời làm dịu chứng nghẹt mũi, giúp thải đi chất nhầy tích tụ trong cổ họng.
Bạn có thể làm cách đơn giản nhất, đun một nồi nước, đợi đến khi nó bắt đầu sinh hơi thì bắc xuống khỏi bếp. Sau đó, bạn hãy dùng một chiếc khăn mỏng, phủ lên đầu và hơ mặt dưới làn hơi nước, cần lưu ý không để mặt quá gần để tránh nguy cơ bỏng. Ngoài cách này, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để thay thế.
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí có tác dụng loại bỏ các chất gây dị ứng, hắt hơi và sổ mũi ra khỏi căn nhà của bạn, từ đó ngăn ngừa tình trạng ho kéo dài.
Giống như máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí có xu hướng chỉ hoạt động hiệu quả trong một căn phòng. Điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh máy lọc để đảm bảo máy lọc tốt.
Sử dụng cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương là loại thảo mộc có tác dụng làm dịu tình trạng co thắt cơ trơn, một trong những hệ quả mà cơn ho gây ra.
Loại cỏ này có thể được sử dụng dưới dạng trà thảo mộc hay thuốc viên.
(Ảnh: Internet)
Uống đủ nước
Một trong những cách dễ nhất và an toàn nhất để cải thiện tình trạng ho là uống đủ nước. Phương pháp đơn giản này giúp làm loãng chất nhầy, từ đó đẩy nó thoát ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, uống đủ nước cũng có tác dụng cung cấp phần nước cơ thể bị thiếu do sổ mũi hoặc đổ mồ hôi.
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần sự can thiệp của bác sĩ: Ho ra máu hoặc chất nhầy đổi màu, sốt kéo dài, đau đầu kéo dài trong nhiều tuần.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc để trẻ khỏe trong mùa lạnh.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.