Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam về việc phối hợp hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2021; công văn số 9045/BYT-K2ĐT ngày 5/11/2021 của Bộ Y tế về việc phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học thường niên năm 2021.
Chủ tọa đoàn hội nghị
Do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Hội nghị được tổ chức theo 02 hình thức: Tổ chức trực tiếp tại Khách sạn Melia - Hà Nội với quy mô khoảng 50-60 đại biểu và Tổ chức trực tuyến thông qua đầu cầu tại các Sở Y tế gồm Hội Y học, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, CDC các tỉnh, thành phố, Bệnh viện huyện và các cán bộ y tế trên toàn quốc.
Hội nghị do PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên: Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á nhiệm kỳ 2018-2021, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đồng chủ trì.
Thành phần tham dự gồm có: Đại diện Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Lãnh đạo Bộ Y tế và các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Các Bộ ngành liên quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam; Lãnh đạo và Ban Chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam; các Hội thành viên của Tổng hội; Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện Đa khoa tuyến Tỉnh, tuyến huyện, CDC các tỉnh, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan trong toàn quốc.
Với chủ đề “Đại dịch Covid-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm”, Hội nghị được tổ chức trong 1 ngày với các bài trình bày của các Báo cáo viên là các Chuyên gia đầu ngành Truyền nhiễm, Hồi sức cấp cứu và chống độc, Tim Mạch, Ung thư, Đột Quỵ, Nội tiết và Đái tháo đường, Hô hấp, Tâm thần…. Đây là các Báo cáo viên vừa có kinh nghiệm trong quản lý, uy tín trong chuyên môn, đều là các Bác sĩ đã và đang trực tiếp tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh Covid-19 tại cộng đồng và tại các Bệnh viện dã chiến trong thời gian vừa qua.
Những thông tin thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm từ thực tiễn trong phòng chống dịch Covid-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm sẽ là diễn đàn để cập nhật các kiến thức y khoa, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chính phủ: Chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?