Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm lượng HbA1C bằng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo mộc

Xét nghiệm HbA1C được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và cũng kiểm tra mức đường huyết trung bình trong hai đến ba tháng. Có một số thảo mộc có thể giúp giảm lượng chất này trong máu, giúp ổn định đường huyết.

Giảm lượng HbA1C bằng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc  thảo mộc

Bệnh tiểu đường týp 2 đang ngày càng  trở nên phổ biến.  Khi cơ thể gia tăng chuyển hóa cũng là lúc không sản xuất đủ lượng hormone insulin để vận chuyển đường hoặc glucose, từ máu vào các tế bào – nơi glucose sẽ được sử dụng để tạo năng lượng. Nồng độ đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ thể, bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh tim và thậm chí là mù lòa. Xét nghiệm HbA1C được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và cũng kiểm tra mức đường huyết trung bình trong hai đến ba tháng.

Một số thảo mộc dưới đây có thể giúp giảm lượng HbA1C trong máu, giúp ổn định đường huyết.

Bước 1

Hãy đi khám thường xuyên bác sĩ nội tiết để kiểm tra lượng đường trong máu bằng xét nghiệm HbA1c. Điều này sẽ giúp xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng gần đây để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường có được kiểm soát tốt không.

Thảo luận kế hoạch điều trị tiểu đường với bác sĩ, bao gồm: các loại thuốc được kê đơn, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và các thực phẩm chức năng bổ sung từ thảo dược.

Đới với các thực phẩm chức năng bổ sung từ thảo dược, hãy sử dụng thử để xác định xem bạn có phản phụ với bất cứ loại chất nào hay không. Nếu không xuất hiện bất cứ một tác dụng phụ nào thì bạn có thể yên tâm sử dụng, bao gồm: tỏi, quế hoặc mướp đắng với nhau hoặc dạng phối hợp với các thuốc điều trị.

Bước 2

Dùng các chất bổ sung chiết xuất tỏi sống theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Hãy dùng thực phẩm bổ sung thảo dược này cùng với thuốc kê theo đơn của bạn và chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu được công bố trong một Tạp chí về Dinh Dưỡng cho thấy việc ăn tỏi sống có thể làm giảm mức cholesterol và triglyceride hiệu quả.

Bước 3

Thêm một nửa muỗng cà phê bột quế vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng cách khuấy nó vào trà hoặc cà phê hoặc rắc nó lên sữa chua, ngũ cốc. Quế có tính chất giống insulin có thể giúp làm giảm mức đường huyết và HbA1c.

Bước 4

 Sử dụng mướp đắng hàng ngày hỗ trợ giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi phối hợp với các loại thuốc Tuân theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Khuyến cáo tương đương 50 -60 ml nước ép mướp đắng mỗi ngày. Loại thảo mộc này thường được sử dụng trong ở các nước châu Á như một phương thuốc điều trị tiểu đường. Thực phẩm bổ sung mướp đắng được cho là có chứa một protein giống insulin gọi là polypeptide-P hoặc insulin thực vật làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Một số điều cần ghi nhớ

Để điều trị bệnh tiểu đường thành công cần tuân thủ một số yếu tố sau:

- Lên kế hoạch bữa ăn cẩn thận, hoạt động thể dục thường xuyên, tuân thủ theo đơn thuốc điều trị và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.

- Mọi chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược có thể được bổ sung vào kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường cần sự giám sát của bác sĩ.

- Tham khảo các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch bữa ăn hàng tuần dành cho bệnh tiểu đường; biết nên ăn gì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Hãy thử các loại ngũ cốc nguyên chất, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo và mì ống nguyên cám để giúp ổn định lượng đường trong máu. Bánh mì và các thực phẩm làm từ bột lúa mạch hoặc bột yến mạch cũng là một lựa chọn lành mạnh cho người bị tiểu đường.

Cảnh báo

Điều quan trọng khi mua các thực phẩm bổ sung là mua các nhãn hiệu có uy tín và đọc nhãn cẩn thận để đảm bảo bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn. Các liệu pháp thảo dược thường được cho là an toàn vì có nguồn gốc từ tự nhiên, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Đừng bao giờ bổ sung thảo dược nếu không có sự giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, các chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược có thể được bổ sung nhưng không thể thay thế chương trình điều trị tiểu đường hoàn chỉnh bao gồm thuốc theo toa, dinh dưỡng và tập thể dục.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin tổng hợp ở bệnh nhân tiểu đường

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm