Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

FDA yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm dừng việc sử dụng chất béo chuyển hóa trong 3 năm

Ngày 16/06/2015. CNN.Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm dừng việc sử dụng chất béo chuyển hóa trong 3 năm (FDA orders food manufacturers to stop using trans fat within three years).

FDA cho rằng chất béo chuyển hóa nhân tạo sẽ biến mất khỏi chế độ ăn uống của người dân Mỹ và đã ra quy định rằng chất béo chuyển hóa không được “coi là an toàn” (generally recognized as safe) khi sử dụng trong thực phẩm dành cho người.
FDA cảnh báo chất béo chuyển hóa nhân tạo trong các loại thực phẩm phổ biến như bơ thực vật, bánh quy, bánh pizza đông lạnh... là "không an toàn" đối với sức khỏe người tiêu dùng và phải bị loại bỏ trong 3 năm tới.
Ngoài ra, FDA cũng yêu cầu loại bỏ các loại dầu được hydro hóa một phần (PHO) thường có trong một số loại bánh ngọt và được cho là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm ở Mỹ mỗi năm. 

Quyết định của FDA đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của các tổ chức hoạt động vì sức khỏe người tiêu dùng, Trung tâm nghiên cứu khoa học vì lợi ích cộng đồng Mỹ cho rằng lệnh cấm này là một "thắng lợi lớn" đối với sức khỏe cộng đồng, giúp ngăn chặn các cơn đau tim và tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm ở Mỹ.

Các tổ chức cũng cho rằng thời hạn 3 năm là đủ để các nhà sản xuất thực phẩm tìm kiếm các thành phần phù hợp để thay thế chất béo nhân tạo.

Chất béo chuyển hóa là gì? (What are trans fats?)

Cơ quan này dành cho các nhà sản xuất thực phẩm 3 năm để loại bỏ các loại dầu hy-đrô hóa một phần hoặc chất PHOs, khỏi các sản phẩm của họ. Các công ty này có thể thỉnh cầu FDA được sử dụng với sự cho phép đặc biệt, nhưng PHOs không được cho vào các thực phẩm cho người trừ khi được FDA phê duyệt.

Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa có liên quan tới tăng cân, bệnh tim mạch và mất trí nhớ, nó đã được chứng minh là làm tăng cholesterol “xấu” (bad) trong máu hoặc LDL có thể gây ra các bệnh tim mạch-nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ.

TS. Stephen Ostroff, cố vấn của cơ quan này mới đây cho biết: “Hành động đánh mạnh vào nguồn chất béo chuyển hóa chính này của FDA cho thấy trách nhiệm của cơ quan này đối với sức khỏe tim mạch của tất cả người dân Mỹ, hành động này được mong đợi sẽ làm giảm bớt bệnh động mạch vành và ngăn ngừa hàng nghìn ca tử vong do đau tim hàng năm”.

Vào năm 2013, FDA đã đưa ra một quyết định tạm thời rằng chất béo chuyển hóa không còn an toàn nữa. Sau nhiều năm dư luận xôn xao và các nỗ lực của khoa học, đây là bước đi cuối cùng của quyết định tới vấn đề này.

Các nhà sản xuất đã phải liệt kê thành phần chất béo chuyển hóa trên nhãn hàng từ năm 2006 và từ đó đã có sự sụt giảm đáng kể lượng chất béo chuyển hóa trong thực phẩm của Hoa Kỳ.

FDA ước tính rằng lượng tiêu thụ chất béo chuyển hóa đã giảm khoảng 78% giữa năm 2003 và 2012 sau khi việc liệt kê trên nhãn hàng có hiệu lực, đó là khi nhiều công ty giảm lượng chất béo chuyển hóa khỏi sản phẩm của họ, hoặc ít nhất một số trong số đó. Luật vẫn cho phép các công ty liệt kê các sản phẩm là “không có chất béo chuyển hóa” (trans fat free) dù chỉ có 0,5 gram chất béo, điều này sẽ thay đổi theo quyết định hiện tại.

Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay

Vào năm 2007, thành phố New Yorkđã thông qua một quy định cấm chất béo chuyển hóa từ các nhà hàng, vì một số nhà hàng cũng đã đi trước các thay đổi luật pháp. Các công ty như McDonald’s đã dừng việc chế biến món khoai tây chiên giòn trong chất béo chuyển hóa hơn một thập kỷ trước.

Thực đơn trên mạng của họ cho thấy tất cả các sản phẩm của họ đều không có chất béo chuyển hóa. Nhà hàng Chick-fill-A đã loại bỏ tất cả chất béo chuyển hóa nhân tạo khỏi thực đơn của họ từ năm 2008.

Trước khi trở thành một thành phần phổ biến trong đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn, chất béo chuyển hóa đã được đưa vào chế độ ăn của người dân Mỹ từ rất sớm vào năm 1911 trong hình thức dầu thực vật hy-đrô hóa hoặc mỡ dùng để nấu ăn và pha vào bánh cho xốp giòn.

Dầu PHOs được hình thành khi hy-đrô được cho vào dầu lỏng để tạo ra chất béo cứng, giống như mỡ pha vào bánh và bơ thực vật. Nó còn giúp làm thực phẩm tăng thời gian sử dụng và có hương vị hấp dẫn hơn.

Các hướng dẫn ăn uống của người Mỹ khuyến nghị nên giảm mức tiêu thụ chất béo chuyển hóa “càng thấp càng tốt” (as low as possible).
Bs. Steven Nissen, chủ tịch bộ phận y học tim mạch tại Bệnh viện Cleveland Clinic, đã ca ngợi FDA vì “sự can đảm táo bạo” (bold courage) của họ và nói rằng cơ quan này “xứng đáng nhận được rất nhiều sự tin tưởng” (deserves a lot of credit) vì đưa ra động thái “cực kỳ quan trọng” (enormously important) này.
Ông Nissen cho biết: “Theo nhiều cách, chất béo chuyển hóa là một câu chuyện bi thảm có thực đối với chế độ ăn của người Mỹ, vào những năm 1950 và thập niên 60, chúng tôi đã sai lầm khi nói với người Mỹ rằng bơ và trứng không tốt cho họ và đẩy họ tới với bơ thực vật, về cơ bản nó là chất béo chuyển hóa. Chúng tôi hiện đã học được rằng chất béo bão hóa tương đối trung lập-chính chất béo chuyển hóa mới là chất thực sự gây hại và chúng tôi đã khiến chế độ ăn trở nên tồi tệ”.
Ông Nissen cho rằng: “Tôi thực sự rất tự hào vì FDA đã bước vào và biết cần phải làm gì đối với chế độ ăn của người Mỹ”. 
Theo impe-qn.org.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm