Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng biotin liều cao có thể che lấp các vấn đề về tim

Ngày càng có nhiều người lớn tuổi sử dụng biotin để chống lão hóa da, tóc và móng… Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy với liều lượng lớn của loại vitamin này có thể làm ảnh hưởng đến một số xét nghiệm y tế quan trọng.

Tác dụng của biotin

Biotin hay vitamin B7, là một chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò như một co-enzyme, một chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của các axit béo, axit amino và glucose. Khi chúng ta ăn các loại thực phẩm chứa chất béo, protein và carbohydrate, cơ thể sẽ cần biotin để chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng đa lượng này thành nguồn năng lượng cho cơ thể. Năng lượng này giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất và giữ cho các chức năng thần kinh hoạt động chính xác.

Do đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì sức khỏe của lông, tóc, móng tay và da, biotin chính là chất dinh dưỡng giúp bạn duy trì được vẻ ngoài trẻ trung cùng làn da tươi tắn.

TS Danni Li, Đại học Minnesota cho biết, nếu dùng với liều lượng thấp sẽ không ảnh hưởng, nhưng liều lượng cao biotin có thể gây sai lệch kết quả, làm thấp đi chỉ số trong xét nghiệm máu đo lượng protein troponin - được sử dụng để giúp chẩn đoán các cơn đau tim.

Và cảnh báo khi dùng biotin liều cao

Vào năm 2017, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành một cảnh báo an toàn về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc sử dụng biotin liều cao phổ biến trong cộng đồng như thế nào. Vì vậy, TS Li và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát sức khỏe ở Hoa Kỳ, để xem xét mức độ dùng liều cao phổ biến loại vitamin trong cộng đồng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, chất bổ sung biotin liều cao này đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Nếu như vào năm 1999-2000 chỉ có 0,1% thì đến 2016 đã có khoảng 3% người lớn ở Mỹ đang sử dụng chúng.

Biotin liều cao được định nghĩa là 1 miligam (mg) mỗi ngày hoặc hơn, lớn hơn nhiều lần so với lượng khuyến nghị trong chế độ ăn uống là 30 microgam mỗi ngày.

Nhìn chung, TS Li cho biết, phụ nữ có nhiều khả năng sử dụng các chất bổ sung này hơn. Trong số phụ nữ từ 60 tuổi trở lên, hơn 7% dùng ít nhất 1 mg mỗi ngày, 2% sử dụng liều từ 5 mg trở lên. Điều này là rất đáng lo ngại vì người lớn tuổi có nguy cơ bị đau tim cao hơn, đặc biệt nếu họ mắc các bệnh như huyết áp cao hoặc tiểu đường.

Theo Tiến sĩ Anne Thorndike, chủ tịch ủy ban dinh dưỡng của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu bạn đang dùng biotin liều cao và bị đau tim, rất có thể bạn sẽ không được chẩn đoán chính xác. Vì vậy, đối với những người có các yếu tố nguy cơ bị đau tim, tốt nhất nên tránh sử dụng liều lượng lớn biotin. Các bác sĩ nên nhận thức được khả năng can thiệp của biotin vào các xét nghiệm và cần hỏi bệnh nhân có các triệu chứng đau tim về bất kỳ việc sử dụng bổ sung nào.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết, thiếu biotin có thể gây giòn móng tay, rụng tóc và phát ban trên da, nhưng tình trạng này cũng rất hiếm và có rất ít bằng chứng bổ sung biotin thúc đẩy làn da, mái tóc và móng tay khỏe mạnh hơn.

TS Thorndike nhấn mạnh, một chế độ ăn uống cân bằng luôn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn so với uống thuốc. Mọi người thường chi rất nhiều tiền cho các loại thuốc bổ sung, mà không chú ý đầu tư vào một chế độ ăn uống lành mạnh. Thức ăn không chỉ cung cấp cho cơ thể sự kết hợp của các vitamin và khoáng chất mà còn cả protein, chất xơ, chất béo và các hợp chất thực vật. Nguồn thực phẩm giàu biotin bao gồm gan, trứng, thịt lợn, khoai lang, hạt hướng dương và hạnh nhân.

Vì vậy, nếu mọi người chọn sử dụng liều lượng lớn biotin, cần nói với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung liều cao, đặc biệt là đang điều trị bằng thuốc cho bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, vì chất bổ sung có thể tương tác với thuốc mà người bệnh đang dùng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 lợi ích về sức khỏe của biotin

Bích Ngọc (Theo Drug 8/2020) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm