Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dự phòng chó cắn ở trẻ em - Phần 2

Trên thực tế, có hơn một nửa vụ chó cắn xảy ra với trẻ em và phần lớn trong số đó là trẻ em dưới 14 tuổi. Các bậc cha mẹ cần làm những gì để hạn chế trẻ bị chó cắn?

Chơi với một chú chó hoặc một con thú cưng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Thay vì việc ngăn cấm trẻ chơi với chó, hãy dạy trẻ hiểu thêm về những hành động, tập quán chủ yếu của loài chó, những quy tắc an toàn, để giúp trẻ và chó có thể chơi cùng nhau an toàn hơn.

Nếu bạn đang nuôi một chú chó, hãy chú ý những điều quan trọng dưới đây

Trách nhiệm ngăn chó cắn phụ thuộc khá nhiều vào người chủ sở hữu. Trước khi mua chó, hãy nói chuyện với chuyên gia (như bác sĩ thú y hoặc người nuôi thú cưng) để tham khảo loại hoặc giống chó nào phù hợp nhất với gia đình bạn. Hỏi những câu hỏi về tính tình và sức khỏe của con chó. Một con chó với tiền sử gây hấn không phù hợp với gia đình có trẻ em.

Nếu gia đình bạn có một con chó, hãy tiêm phòng đầy đủ cho chó theo lịch của thú y. Nếu có điều kiện, hãy đưa chó nhà bạn tới trường huấn luyện để khiến nó hòa đồng, vâng lời và ít cắn người khác hơn.

Khi bạn đưa chó ra nơi công cộng, luôn luôn giữ dây xích để bạn có thể kiểm soát đề phòng thái độ của con chó thay đổi. Nếu bạn có con, giám sát kĩ khi con chó đang ở cạnh con bạn và không bao giờ để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở một mình với chó của bạn.

Dù đó là con chó nhà bạn đang nuôi, nhưng khi bạn có trẻ con trong gia đình, hãy dạy cho bé những điều KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC LÀM được làm khi ở cạnh chó:
  • Không bao giờ ôm xiết con chó quá chặt hoặc vứt chúng, ngã vào hoặc nhảy lên người chúng.
  • Không bao giờ dồn hoặc đẩy con chó vào một góc.
  • Không bao giờ trêu chọc hoặc kéo đuôi hoặc kéo tai của con chó.
  • Không bao giờ quấy rầy con chó khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm con của chúng.
  • Không bao giờ lấy đồ chơi hoặc cục xương từ con chó hoặc giành giật bất cứ đồ vật gì với chó.
  • Không bao giờ cho chó ăn bằng ngón tay hoặc nắm giữ đồ ăn của chó trong lòng bàn tay.

Nếu bé nhà bạn bị chó cắn

Nếu bé nhà bạn bị chó cắn hãy gọi ngay cho bác sĩ, đặc biết nếu con chó đó không phải của bạn nuôi. Hãy tuân theo khuyến cáo của bác sỹ để điều trị tình trạng chó cắn của trẻ. Trường hợp vết cắn gây tôn thương

quá nặng hoặc chảy máu nhiều, hoặc ở vùng đầu, mặt, cổ thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Một số vết chó cắn cần được điều trị cấp cứu. Lực cắn của con chó có thể dẫn đến một vết rạn (gãy xương). Một số vết chó cắn rất nhỏ ở trên da nhưng có thể gây tổn thương tới cơ, xương, thần kinh và gân. Một số vết chó cắn có thể gây chảy máu nghiêm trọng và phải khâu hoặc băng cầm máu. Tuy nhiên, không phải tất cả vết cắn (rách) do chó cắn đều phải khâu lại bởi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ quyết định vết rách nào nên được khâu lại.

Nguy cơ mắc bệnh dại và các loại nhiễm trùng khác từ chó có thể xảy ra và cần được điều trị ngay lập tức. Luôn hỏi ý kiến bác sỹ khi bé bị chó cắn để được khám, tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh dại nếu cần. Một số vết chó cắn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nên bác sỹ sẽ xem xét cho trẻ sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa vết chó cắn bị nhiễm trùng.

Hãy cố gắng thu thập và cung cấp những thông tin cần thiết dưới đây để bác sĩ xác định nguy cơ nhiễm trùng và cách điều trị phù hợp nhất cho bé:

  • Thông in về chú chó: tên (nếu có), tên, địa chỉ và cách liên lạc với chủ của con chó, tình hình tiêm phòng của con chó.
  • Tình trạng tiêm phòng của bé nhà bạn và bất kì tiền sử bệnh mạn tính nào của bé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 bệnh thú cưng có thể lây cho bạn

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Kidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm