Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm đã tiếp nhận hơn 10 ca ong đốt nặng phải nhập viện, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Cơn thịnh nộ rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là các bé 1 tuổi rưỡi tới 3 tuổi. Đó là cách con trẻ đối phó với những cảm xúc khó khăn. Sau độ tuổi này, bé có thể diễn giải tốt hơn điều mình muốn bằng lời nói và xử lý khéo léo hơn các cảm xúc tiêu cực, nhờ đó mà ít nổi giận hơn.
Đa số trường hợp thóp trước đã đóng khi bé được 19 tháng tuổi. Tuy nhiên thóp có thể đóng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng. Nếu bé đã 27 tháng mà thóp trước vẫn chưa đóng bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ. Thóp đóng trước 4 tháng (thóp đóng sớm) rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng cần khám bác sĩ ngay.
Thời gian này, mỗi ngày phòng khám Da liễu Bệnh viện nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 10 - 20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, gia tăng đáng kể so với trước đây.
Tạo ra một thói quen vệ sinh tốt khi con của bạn còn nhỏ có thể giúp trẻ lặp lại những thói quen đó trong suốt cuộc đời.
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao
Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Giai đoạn đầu của bệnh thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường.
Táo bón xuất hiện khi trẻ không đi tiêu thường xuyên, khi đi tiêu trẻ có thể bị đau vì phân đã trở nên khô cứng. Một số trẻ vẫn đi ngoài đều đặn mỗi ngày, nhưng mỗi lần đi được quá ít, những bé này cũng có thể bị táo bón.
Cháu Vũ Thủy Thanh (20 tháng tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa tới bệnh viện vì sốt cao li bì và suy hô hấp nặng. Gần 1 tháng trước đó, cháu có biểu hiện thở khò khè và ho có đờm nhưng gia đình tự mua thuốc và khí dung cho cháu tại nhà. Tuy nhiên, cứ đỡ được vài ngày, các triệu chứng trên lại tái phát. Chần chừ mãi, ngày 7/9, khi thấy con sốt li bì không hạ, gia đình mới đưa cháu đến bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây cháu được chẩn đoán mắc bệnh viêm viêm tiểu phế quản thể nặng, suy hô hấp.
Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên mắt có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng đe dọa thị lực. Bỏng hóa chất cũng rất dễ khiến trẻ bị mù. Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong kết quả điều trị, gia tăng cơ hội bảo tồn thị lực.
48 giờ đầu sau chấn thương, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp làm nóng vết thương như ngâm mình trong bồn nước nóng, dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat… Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu quả.
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc (lớp lót) của đường tiêu hóa. Tại Mỹ, viêm dạ dày ruột do virus chỉ xếp thứ hai sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết trẻ nhỏ mắc bệnh này ít nhất 2 lần mỗi năm, bé đi nhà trẻ có thể bị thường xuyên hơn. Sau 3 tuổi, nhờ sự phát triển đáng kể của hệ miễn dịch, bệnh ít xảy ra hơn.