Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ như thế nào?
Đầu tiên, hãy xét trên khía cạnh khoa học lợi ích của não bộ. Bạn chọn một cuốn sách, ngồi xuống chiếc ghế thân quen cùng trẻ, bắt đầu mở các trang sách với nhiều màu sắc lộng lẫy. Bạn bắt đầu đọc, và trẻ dần dần bị cuốn hút hoàn toàn vào câu truyện. Điều đó thật kỳ diệu! Nhưng có một điều quan trọng không kém, đó là trẻ không chỉ hứng thú vui vẻ, mà trẻ còn đang học hỏi rất nhiều.
Đọc sách có thể được coi là một cơ hội tuyệt vời, để bạn và trẻ có những phút giây ấm áp bên nhau. Đó cũng là một cách bạn dành thời gian để bên trẻ sau một ngày dài bận rộn. Theo các nghiên cứu, đọc sách giúp duy trì các mối quan hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ vững chắc. Hơn thế nữa, những phụ huynh có thái độ tích cực trong việc đọc sách sẽ giúp con trẻ có cái nhìn về việc đọc sách tích cực theo mình.
Một câu chuyện bạn đọc sẽ phụ thuộc vào mức độ hiểu của trẻ, hay còn là sự chú ý, kỹ năng nghe của trẻ. Theo các chuyên gia, kỹ năng nghe là một kỹ năng rất cần thiết và trẻ nên được tiếp cận trước khi chúng biết tự đọc. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên có thể sử dụng các cuốn sách từ băng ghi âm là một lựa chọn rất tốt cho trẻ. Chúng có thể cung cấp cho trẻ các giá trị về giải trí, âm nhạc hay nhiều hơn nữa.
Theo nghiên cứu, những trẻ được kể chuyện và đọc sách sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài đánh giá về kỹ năng ngôn ngữ, phát triển nhận thức hay giải quyết vấn đề. Trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những tương tác về lời nói (đọc, nói, kể chuyện,…) giữa cha mẹ và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy khả năng ngôn ngữ và điểm IQ của trẻ cao hơn cho đến khi trẻ 14 tuổi.
Các nhà khoa học giải thích rằng việc đọc sách giúp trẻ mở rộng không chỉ số lượng mà còn là sự đa dạng từ vựng của trẻ. Những cuốn sách bạn đọc cho trẻ có thể chứa những từ không thường sử dụng hàng ngày. Đồng thời, bạn còn có thể sử dụng các tên cụ thể hơn cho các loài động vật hay nhiều tính từ mô tả hơn cho một hành động xảy ra để trẻ có thể hiểu hơn.
Đọc sách còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng tập trung và kỷ luật tự giác. Đôi khi, trong giai đoạn trẻ bắt đầu biết đi, trẻ sẽ có thể mất tập trung trong khoảng thời gian kể chuyện và khiến bạn cảm thấy lo lắng về điều này. Nhưng những gì bạn có thể nhận ra là dần dần trẻ sẽ trở nên lắng nghe hơn, ngồi yên hơn, chú ý tốt hơn và còn là cả rèn luyện kỹ năng duy trì trí nhớ.
Sách và các câu chuyện sẽ mở ra một thế giới mới cho trẻ. Có rất nhiều cuốn sách hư cấu về các sinh vật như khủng long, các loại bọ,… Các câu chuyện viễn tưởng có thể vượt ra khỏi thế giới thực và mang theo các yếu tố giả tưởng, giúp trẻ bật ra những suy nghĩ độc đáo.
Sách cũng giúp trẻ có cơ hội để nói về các tình huống thực tế trong đời sống, theo những cách phù hợp với lứa tuổi của chúng. Trẻ em đặc biệt thích những cuốn sách giới thiệu về những việc hàng ngày mà các bạn cùng trang lứa làm được.
Bên cạnh đó, việc đưa các tình huống xảy ra khác nhau trong thực tế lên câu chuyện cũng giúp trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ và cô độc khi gặp tình huống đó xảy ra trong thực tế.
Sách cũng giúp trẻ đối phó với những trải nghiệm nào đó khó khăn, giúp trẻ hiểu được các tình huống trong xã hội đó là hoàn toàn bình thường và cảm xúc lúc đó là điều dễ hiểu.
Khi nào bạn nên bắt đầu đọc sách cho trẻ?
Câu trả lời là hãy bắt đầu ngay hôm nay. Bất cứ đối tượng trẻ em nào cũng đều nhận được những lợi ích từ việc đọc sách mang lại. Bạn không cần phải có hẳn một thư viện sách rồi mới bắt đầu làm điều này.
Tổng kết
Đọc sách từ nhỏ cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Sách mang đến cơ hội tuyệt vời để bạn có thể trò chuyện với trẻ, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, phát triển ngôn ngữ, nhận thức, học hỏi được rất nhiều điều trong cuộc sống và đồng thời còn giúp trẻ mở rộng được vốn từ, tăng cường cảm xúc xã hội.
Việc đọc sách cho trẻ có thể bắt đầu từ bất kỳ lứa tuổi nào. Đó cũng không quan trọng là phải bạn phải có một thư viện sách khổng lồ mà đôi khi đơn giản chỉ là một quyển sách thú vị bạn có. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn dành thời gian với trẻ, từ đó tăng cường sự gắn kết giữa trẻ và phụ huynh.
Tham khảo thêm thông tin tại: 5 lợi ích ít biết của đọc sách
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.