1. Những người ăn thực phẩm lạnh sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn
(Ảnh: Depositphotos)
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, quan điểm thức ăn nóng có nhiều calo hơn vì nó làm bạn no nhanh hơn là hoàn toàn sai. Thực chất, những người ăn thức ăn lạnh cảm thấy đói nhanh hơn một phần là vì thức ăn lạnh khiến họ tiêu thụ nhiều calo hơn. Điều này có nghĩa rằng, việc ăn thức ăn lạnh có thể sẽ là giải pháp giảm cân hiệu quả.
2. Cơ thể chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn khi tiêu hóa thức ăn lạnh
(Ảnh: Depositphotos)
Bước đầu tiên khi cơ thể chúng ta tiêu hóa thức ăn là đưa nó về nhiệt độ cơ bản. Điều này có nghĩa là khi chúng ta ăn một thứ gì đó lạnh, cơ thể chúng ta phải nỗ lực gấp đôi để làm ấm thức ăn trước rồi mới tiêu hóa chúng. Ví dụ, súp nóng chỉ mất 15 phút để được tiêu hóa xong. Trong khi đó, sữa đặc biệt là kem lạnh, sẽ mất từ 30 phút đến 2 giờ.
Điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng ăn đồ lạnh, đặc biệt là trái cây và rau quả và những món ăn sống. Thay vào đó bạn nên giữ thức ăn nóng trong miệng lâu hơn để các enzym có thể bắt đầu tiêu hóa thức ăn trong khi hâm nóng nó.
3. Thức ăn nóng thường có nhiều dinh dưỡng hơn
(Ảnh: Depositphotos)
Thức ăn ấm sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, một số loại rau củ chẳng hạn như cà chua sẽ tăng lượng lycopene khi được nấu chín, các loại ngũ cốc nóng cũng rất giàu chất xơ và không có đường như ngũ cốc lạnh thông thường.
Tuy nhiên, việc nấu chín trái cây và rau quả sẽ khiến vitamin bị tan ra. Vì vậy, hãy cố gắng đừng nấu lại chúng nhiều lần.
4. Nước lạnh được hấp thụ nhanh hơn nước nóng
(Ảnh: Depositphotos)
Ngoài việc nước lạnh được hấp thụ tốt hơn nước nóng, uống nước lạnh còn giúp tăng sức bền cho những người vận động thường xuyên. Thực tế cho thấy rằng, uống nước lạnh sẽ giúp bạn uống nhiều nước hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn mái. Ngược lại, nước ấm sẽ khiến bạn uống ít hơn, điều này có thể dẫn đến mất nước. Nghiên cứu đã cho thấy uống nước tương đối lạnh ( khoảng 16 ° C hoặc 60 ° F) được cho là nhiệt độ tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý với việc uống nước lạnh nếu mắc các bệnh lý liên quan đến thực quản. Trong những trường hợp này, bạn nên sử dụng nước ấm trong khi ăn để góp phần hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
5. Thức ăn nóng giúp bạn no lâu hơn
(Ảnh: Depositphotos)
Thức ăn nóng có nghĩa là các chất dinh dưỡng đang được giải phóng khiến bạn cảm thấy ngon miệng. Cảm giác hưởng thụ và nhiệt độ cao của thức ăn sẽ khiến bạn ăn chậm hơn bình thường. Điều này sẽ khiến não bộ hiểu lầm rằng bạn đang no và kiềm chế sự thèm ăn của bạn lâu hơn sau khi ăn xong.
6. Thức ăn nóng và lạnh có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn
(Ảnh: Depositphotos)
Hiển nhiên, đồ uống nóng như cà phê, trà và súp có thể khiến bạn cảm thấy nóng và khó chịu. Nhưng kỳ lạ rằng, một số đồ uống và thực phẩm lạnh cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Đó là bởi vì phần lớn thực phẩm có hàm lượng chất béo và protein cao, khiến cơ thể nóng lên khi tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn để làm nóng và tiêu hóa chất béo, điều này cũng đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn.
7. Thức ăn nóng thúc đẩy sức khỏe đường ruột
(Ảnh: Depositphotos)
Thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn có hại khiến thực phẩm trở nên an toàn hơn rất nhiều. Mặt khác, đồ uống lạnh có ga, như soda, có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn và thậm chí là buồn nôn. Ngoài ra, thức ăn lạnh có thể gây ra là sự hình thành “khí” trong ruột dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm nóng – lạnh theo quan điểm Đông y.
Nước ép đu đủ xanh là loại thức uống đơn giản nhưng dồi dào dưỡng chất và các yếu tố cấp ẩm tuyệt vời. Dưới đây là 4 lý do nên thêm nước ép đu đủ xanh vào thực đơn hàng ngày trong mùa hè nắng nóng này.
Sau mỗi trận mưa lũ, nguy cơ con người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gia tăng một cách đáng kể. Mối nguy hiểm của lũ lụt không chỉ giới hạn ở những thiệt hại có thể nhìn thấy mà còn từ các chất gây ô nhiễm được cuốn theo dòng nước lũ và khi con người tiếp xúc với, nó có thể phát triển một trong nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau tùy thuộc vào thành phần hoặc bản chất của các chất gây ô nhiễm.
Vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ - nhất là trẻ trong độ tuổi dậy thì. Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể từ việc sản sinh năng lượng cho đến việc đảm bảo sự ổn định của các chức năng trong cơ thể.
Mùa mưa mang đến cảm giác dễ chịu sau những ngày oi bức, song cũng đồng thời kéo theo độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển. Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất vào thời điểm này chính là đau họng.
Khi bị gan nhiễm mỡ, các triệu chứng thường tiến triển trong một thời gian dài trước khi người bệnh có thể nhận biết. Một số thay đổi về lối sống giúp kiểm soát hoặc đảo ngược sự tích tụ chất béo trong gan như giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục,...
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CNIO) vừa công bố một phát hiện đột phá liên quan đến cơ chế tái tạo gan, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị các bệnh lý gan nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy cơ chế này được kích hoạt chỉ trong vài phút sau khi xảy ra tổn thương gan cấp tính với axit amin glutamate.
Để tối ưu hóa quá trình sản xuất collagen của cơ thể, bên cạnh một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, việc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C rất quan trọng.
Bệnh leptospirosis, hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn vàng da, không còn xa lạ ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà những trận mưa lớn và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Với các biểu hiện từ nhẹ nhàng như cảm cúm cho đến nguy hiểm như suy đa tạng dẫn đến tử vong.