1. Một số nguyên tắc ăn, uống khi trẻ viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm, các yếu tố thuận lợi như còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, ô nhiễm môi trường...
Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ viêm hô hấp:
Trước khi cho trẻ ăn nên làm sạch mũi, họng phòng nôn trớ do vướng đờm.
Cho trẻ ăn uống, bú mẹ theo nhu cầu, không kiêng khem quá mức.
Không ép trẻ phải ăn hết phần thức ăn đã được chuẩn bị, nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với số lượng bữa ăn có thể ít hơn và thức ăn mềm hơn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, khi đút cho trẻ nên chậm hơn lúc bình thường, bón vào góc miệng. Nếu trẻ không chịu ăn nữa thì sau 30 phút nên ngừng, không nên kéo dài bữa ăn, sau đó có thể cho trẻ ăn những gì trẻ thích như: sữa chua, các loại bánh, phô mai…
Không nên cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống lạnh hay thực phẩm mà trẻ có tiền sử bị dị ứng.
Nếu trẻ không thích ăn cháo trộn lẫn các nhóm chất dinh dưỡng vào cùng nhau thì tách ra ăn riêng, miễn sao trong bữa ăn đủ tính đa dạng, cân đối, giàu dinh dưỡng.
Phụ huynh nên cập nhật thêm kiến thức cơ bản về dinh dưỡng ở các kênh chính thống của Bộ Y tế để biết cách lựa chọn thực phẩm, sơ chế, chế biến, trình bày món ăn sao cho vừa đẹp mắt vừa giàu dinh dưỡng, hợp sở thích của trẻ.
Cho bé uống đủ nước vì trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và thở nhanh. Đồng thời, việc uống nhiều nước cũng có tác dụng làm dịu cổ họng và làm loãng đờm.
Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Nếu bé bị nôn mà vẫn tỉnh táo, chịu chơi đùa bình thường thì sau 30 phút cho bé ăn hoặc uống lại sữa, phô mai, súp…để phòng hạ đường huyết và sụt cân.
Không lạm dụng việc cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kháng sinh có thể gây loạn khuẩn, kháng thuốc, giảm miễn dịch làm trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, chiều cao.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị viêm đường hô hấp
Nên ăn đa dạng thực phẩm: Mỗi bữa nên ăn đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Trẻ hay viêm hô hấp nên đưa đi khám sức khỏe định kỳ về chuyên khoa dinh dưỡng nhi, để được hướng dẫn chế độ ăn cá thể, cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ (nếu thiếu), để giúp tăng miễn dịch.
Nên ăn đảm bảo đủ nhu cầu: Trẻ cần ăn đủ năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng
Ăn đủ protein
1g protein cung cấp 4 Kcal. Protein đã được xác định là chất quan trọng số một hay yếu tố tạo nên sự sống, là nguyên liệu cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch, giúp cơ thể phát triển cả tầm vóc và trí tuệ.
Nhu cầu protein cho trẻ 6 tháng -16 tuổi là 13-20% tổng năng lượng.
Trong 100g phần ăn được: thịt lợn nạc có 19g protein, thịt gà ta có 20,3g protein, cá chép có 16g protein, cá hồi có 22g.
Ăn đủ lipid
1g lipid cung cấp 9 kcal. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng và các acid bé, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A,D, E, K)
Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh, hậu quả là chậm tăng trưởng. Ngay cả khi thức ăn bổ sung của trẻ thường được cho thêm thịt, cá, trứng vốn đã có một lượng nhất định lipid động vật rồi nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về lipid cho lứa tuổi này, vì thế khi chế biến vẫn cần phải cho cả dầu thực vật và mỡ động vật.
Nhu cầu lipid khuyến nghị theo lứa tuổi như sau:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, năng lượng do lipid cung cấp là 40-60% năng lượng tổng số
Đối với trẻ 6 tháng – 2 tuổi, năng lượng do lipid cung cấp là 30-40%
Đối với trẻ 3-5 tuổi, năng lượng do lipid cung cấp là 25-35%
Đối với trẻ 6 tuổi đến 16 tuổi năng lượng do lipid cung cấp là 20-30%
Ăn đủ glucid
1g glucid cung cấp 4 Kcal. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ thống thần kinh trung ương… Nhu cầu khuyến nghị glucid khoảng 55-65% năng lượng tổng số.
Trong 100g: gạo tẻ máy có khoảng 76g glucid, bột gạo tẻ có khoảng 82,2g glucid, bánh mì có 52,6g glucid.
Nhu cầu các vitamin và chất khoáng
Theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, sơ bộ lượng rau quả trong ngày cho trẻ một số nhóm tuổi như sau:
Trẻ 6 tháng tuổi (20g rau xanh; 20 – 50g quả chín);
Trẻ 7 – 8 tháng (20 – 30g rau xanh; 50 – 100g quả chín);
Trẻ 9 – 11 tháng (20 – 30g rau xanh; 100 – 120g quả chín);
Trẻ 1 – 2 tuổi (100g rau xanh; 100g quả chín);
Trẻ 3 – 5 tuổi (200g rau xanh; 200g quả chín).
Việc chăm sóc và duy trì chế độ ăn uống hợp lý, quan tâm tới chất lượng bữa ăn là rất quan trọng, nhất là khi trẻ bị viêm hô hấp.
3. Chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp
Vệ sinh mũi, miệng
Làm sạch mũi: Tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến bé khó ăn, khó ngủ. Vì vậy, có thể làm thông mũi cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ vào từng bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để loại bỏ dịch mũi. Cuối cùng, dùng tăm bông sạch và khô làm sạch lại mũi cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng khăn giấy mềm khô, quấn sâu kèn để làm thông thoáng mũi cho trẻ, tránh gây kích thích đau, đỏ mũi do lau chùi nhiều lần. Cha mẹ lưu ý không dùng miệng hút mũi cho trẻ, tránh lạm dụng nước muối để hút mũi vì có thể gây teo niêm mạc mũi của bé. Đặc biệt, không được nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì tỏi có vị cay, có thể gây bỏng niêm mạc mũi.
Làm sạch miệng họng, tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp: Trước bữa ăn cho trẻ uống chút nước ấm cho loãng đờm, khum lòng bàn tay, thả lỏng cổ tay vỗ lưng khoảng 3 – 5 phút cho long đờm, sau đó có thể dùng khăn gạc ngoáy họng lấy đờm ra, trẻ lớn thì hướng dẫn khạc đờm, nhổ đờm ra.
Chăm sóc khi sốt
Sốt nhẹ từ 37,5 - 38,5 độ C: Chỉ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước (orezol, nước trái cây…), ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mặc quần áo thoáng mát. Bên cạnh đó, nên chườm nước ấm cho trẻ (nhiệt độ nước 37 độ C) và theo dõi thân nhiệt của bé 30 phút một lần.
Sốt từ 38,5 độ C: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Pacetamol 10 – 15mg/kg/ lần, 4- 6h/ lần, không tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Lau mát tích cực cho trẻ bằng nước ấm ở các vị trí như trán, nách, bẹn. Nếu dùng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn sốt cao thì có thể cho trẻ tắm bằng nước ấm để hạ thân nhiệt nhanh, rồi lau khô phòng co giật (đặc biệt ở những trẻ có tiền sử sốt giật). Đồng thời, cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, cách mỗi 30 phút/ lần.
Chăm sóc khi ho
Ho có thể do tăng tiết đờm nhớt, tăng xuất tiết hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nên phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc. Cha mẹ cũng có thể làm giảm ho, đau họng cho trẻ bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian an toàn.
Chăm sóc khi nôn
Khi trẻ nôn nên cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch chất nôn trong miệng, mũi họng của trẻ và dùng nước ấm, khăn mềm lau khô chất nôn trên người, thay quần áo sạch cho trẻ.
Nếu cha mẹ thấy trẻ có triệu chứng nôn nhiều hơn, quấy khóc, không chịu ăn, không chịu chơi, thì cần theo dõi chặt chẽ và nên đi khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu đờm đặc hoặc bệnh diễn biến nặng.
Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị nôn kèm theo các triệu chứng mất nước như môi khô, mắt trũng, khát nước, da nhăn nheo, li bì... phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.