Khi đến trường, chúng ta luôn thấy tồn tại song song 2 nhóm trẻ: Một nhóm suy dinh dưỡng thấp còi và nhóm thừa cân béo phì. Cả hai nhóm này đều là kết quả của chế độ dinh dưỡng sai cách và chưa biết kết hợp khoa học với các yếu tố khác.
Đầu năm học là giai đoạn các con chuyển từ nghỉ hè sang năm học mới, có rất nhiều hoạt động hàng ngày và thói quen bị thay đổi, đặc biệt là các bạn mới học mầm non hoặc bắt đầu lớp 1. Một số bạn trong giai đoạn nghỉ hè cũng được về quê và khi trở lại năm học mới sẽ thay đổi cả về môi trường sống.
Ba mẹ cần chuẩn bị cho con ăn đầy đủ chất. Ở độ tuổi này, quan trọng là sự cân bằng. Con cần tất cả các dinh dưỡng bao gồm: đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất", Bác sĩ Hiên chia sẻ.
Nhóm dưỡng chất con cần bổ sung:
Một số sai lầm thường gặp của ba mẹ về dinh dưỡng cho con:
1. Bỏ ăn sáng hoặc ăn qua loa
Buổi sáng thường là thời gian vội vàng do ba mẹ bận đi làm, con thì phải vào học sớm. Nhiều bạn chưa quen với nếp dậy sớm đi học nên cũng thường ngủ trễ.
Trẻ em khi mới dậy cũng thường uể oải không muốn ăn. Một số ba mẹ thấy con không muốn ăn cũng bỏ luôn bữa sáng của con hoặc chỉ đưa cho con 1 hộp sữa.
Thực tế bữa sáng rất quan trọng và là thời gian để chúng ta chuẩn bị năng lượng cho con từ sáng đến trưa. Cần cho con ăn đầy đủ, không bỏ bữa. Các con cũng cần đi ngủ sớm để dậy sớm. Nếu dậy sớm hơn, con sẽ tránh được sự vội vàng đầu giờ và cũng có thời gian để con có thể tỉnh thức cho một bữa sáng trọn vẹn.
2. Ăn tối quá nhiều, quá muộn
Bữa tối là bữa gia đình sum họp nên thường sẽ có nhiều đồ ăn ngon. Thời gian cũng có nhiều nên các bà mẹ thường ép con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên nếu đúng khoa học, tối lại là thời gian không nên ăn nhiều sẽ gây đầy bụng.
Các gia đình cũng không nên cho con ăn muộn, đặc biệt là thêm bữa ăn đêm. Nếu ba mẹ cho con con ăn đêm, cơ thể cần tiết ra insulin để tiêu hóa. Mà insulin lại hạn chế hormone tăng trưởng. Nên ăn tối tưởng là giúp con tranh thủ lớn lên được một chút nhưng thực tế lại ngược lại.
3. Uống sữa trong hoặc quá gần bữa ăn
Nếu trong bữa ăn hoặc trước và ngay sau bữa ăn chính mà các con vẫn uống sữa thì vừa làm đầy bụng, gây ra biếng ăn (nếu uống sữa trước) mà sữa còn cản trở hấp thu các khoáng chất.
4. Ăn quá nhiều các đồ ăn nhanh
Các đồ ăn nhanh như bim bim, gà rán tẩm bột, xúc xích không chỉ chứa nhiều các chất dầu mỡ, đặc biệt không tốt cho trẻ dư cân. Trong khi đó lại không có nhiều các dưỡng chất lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, các đồ ăn nhanh này còn có tác hại nguy hiểm là phá vị giác. Làm cho trẻ chỉ muốn ăn những đồ ăn đó mà chê những thức ăn hàng ngày.
5. Lạm dụng các thực phẩm chứa canxi
Hầu hết bố mẹ khi muốn con cao là nghĩ ngay tới canxi. Chính vì vậy tìm mọi cách để mua các loại thực phẩm chức năng, uống nhiều sữa để có nhiều canxi.
Canxi là khoáng chất chính trong xương nhưng bản thân canxi rất khó tự hấp thụ. Chính vì vậy nếu lạm dụng canxi mà không biết cách hấp thụ thì không đưa được canxi vào nơi cần vào là xương và răng mà lại làm canxi dư thừa tại các cơ quan ngoài xương gây hại như: trong ruột gây táo bón, ở mạch máu gây xơ vữa động mạch, lọc xuống thận gây sỏi thận…
Để canxi có thể vào đúng và không dư thừa gây hại cần sử dụng canxi hữu cơ không gây lắng đọng. Đồng thời là phải có được "phương tiện vận chuyển" vitamin D3 với vai trò chuyển từ hệ tiêu hóa vào máu và Vitamin K2 có vai trò chuyển từ máu vào xương.
Trên thế giới, MenaQ7 là loại vitamin K2 được kiểm chứng lâm sàng trên người và đã có nhiều nghiên cứu công bố tại các tạp chí y học thế giới về tác dụng của MenaQ7 cho sức khỏe xương của trẻ em và người trưởng thành.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe lại dễ kiếm tìm.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.