Vai trò của dầu, mỡ với sức khỏe của trẻ
Chất béo là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. Dầu ăn và mỡ động vật hoàn toàn tốt cho trẻ.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 - 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 - 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 - 3 tuổi là 35 - 40%.
Thực tế cho thấy dầu/mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9kcal trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho khoảng 4kcal.
Chất béo có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ.
Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu. Đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu, điều này sẽ làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Nên ăn luân phiên 1 bữa mỡ, 1 bữa dầu
Tỷ lệ chất béo động vật và thực vật được khuyến cáo 70% - 30%, vì vậy cần phối hợp 2 loại chất béo một cách hài hòa, hợp lý.
Thông thường trong bữa ăn của trẻ có thịt, cá, trứng, sữa... là đã có chất béo từ động vật rồi, nên chúng ta bổ sung 50% chất béo động vật (mỡ lợn, gà, bò) và 50% chất béo từ thực vật (các loại dầu ăn hướng dương, hạt cải, oliu, đậu nành, gấc...)
Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu).
Dầu ăn dùng cho trẻ em như: Dầu oliu, dầu gấc, dầu mè... có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng chuyên biệt cho trẻ em thì tốt hơn các dầu thông thường. Tuy nhiên, dầu ăn hàng ngày của gia đình cũng hoàn toàn tốt cho trẻ, không nhất thiết phải sử dụng các loại dầu ăn chuyên dành cho trẻ.
Mỡ động vật phổ biến dùng cho bữa ăn của trẻ như: Mỡ gà, mỡ lợn, mỡ cá đều rất tốt cho trẻ. Lưu ý không rán mỡ quá lâu khiến mỡ bị cháy, có mùi khét gây hại cho sức khỏe của trẻ. Mỡ đạt tiêu chuẩn là mỡ sau khi rán có màu vàng nhạt, mùi thơm béo ngậy, không có mùi lạ.
Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm: Từ 6 - 12 tháng: Mỗi bữa ăn từ 1/2 thìa đến 1 thìa cà phê (2,5 - 5ml).
Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Mỗi bữa 7 - 10ml (1,5 - 2 thìa). Từ trên 2 tuổi mỗi bữa ăn 10ml (2 thìa).
Dầu ăn và mỡ động vật hoàn toàn tốt cho trẻ.
Lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ
Cha mẹ khi chế biến thức ăn cho trẻ cần lưu ý đến nguyên tắc cơ bản: Nguyên liệu, cách nấu, bảo quản… phải đảm bảo nguyên tắc đủ dinh dưỡng, vệ sinh để trẻ phát triển tốt nhất.
- Đối với sơ chế thực phẩm: Cần sử dụng thực phẩm tươi, sạch, sẵn có tại địa phương để nấu cho trẻ. Trước khi nấu cần phải sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước sạch.
+ Loại thức ăn thịt/cá: Rửa sạch, lọc bỏ gân xơ/xương, thái, băm/nghiền nhỏ, hòa vào chút nước đánh cho tan đều nếu cần. Hoặc có thể luộc cá, lấy nước nấu bột cho trẻ, gỡ cá lấy thịt nghiền nát.
+ Loại trứng gà/vịt: Tách bỏ lòng trắng đối với trẻ dưới 12 tháng, lấy lòng đỏ, quấy tan.
+ Đối với tôm: Nhặt tôm, bóc vỏ, lột chỉ đen, băm nhỏ. Giã vỏ tôm lọc lấy nước nếu cần.
+ Đối với cua: Rửa nhặt sạch, lấy gạch, giã nhỏ cua, lọc lấy nước lọc cua.
+ Đối với rau: Nhặt sạch, rửa sạch, xay/thái/băm nhỏ; Nếu nấu bột thì đong đo đủ lượng bột cần thiết. Nếu nấu cháo: Có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng, mỗi lần ăn thì đong đủ lượng cần thiết và thêm nước vừa đủ.
- Đối với trẻ ăn dặm chuẩn bị bột hay cháo cần nhớ thực hiện theo các bước sau:
+ Đối với bột: Cho bột và nước vào nồi rồi quấy đều nhẹ nhàng cho đến khi bột trở nên đặc. Đậy vung và đun nhỏ lửa.
+ Đối với cháo: Nấu chín cháo trắng hoặc đun sôi cháo sơ chế.
Cần cho thịt/cá/ tôm/gan xay/băm nhuyễn vào và quấy đều đun sôi vài phút để bột và thịt/cá… đủ chín. Nếu là bột trứng, đánh tan lòng đỏ, đặt nồi ra ngoài cho bột hơi nguội rồi đổ trứng vào quấy đều tay để tránh vón. Sau đó đặt bếp lên đun tiếp.
Với trẻ mới tập ăn, có thể cho bột với thịt hòa lẫn với nước ngay từ đầu, đun kỹ cho cả bột và thịt đủ chín. Trẻ lớn hơn ăn được cả cái thì có thể chế biến xào thịt/cá/ tôm đã băm nhỏ trước cho thơm và khi bột/cháo chín cho vào quấy cùng.
+ Khi bột/cháo đã gần chín, cho rau băm nhỏ vào. Cho rau vào cuối cùng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau không bị phân hủy do quá nóng.
+ Cho một lượng dầu ăn (khoảng 10 – 15ml), nước mắm/muối i-ốt và quấy đều. Cần sử dụng nước mắm/bột canh/muối có i-ốt cho trẻ.
Với trẻ dưới 1 tuổi khuyến khích không cho muối/mắm, vì trong thực phẩm đã chứa 1 lượng muối đủ cho nhu cầu của trẻ.
Có các loại chất béo nào?
Có 2 loại chất béo, chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa.
- Chất béo không bão hòa: Có nhiều trong thực vật như dầu hướng dương, oliu, hạt cải, đậu nành... cung cấp các Axít béo quan trọng (Omega - 3, 6, 9) giúp phát triển các noron thần kinh trung ương.
- Chất béo bão hòa: Thường từ mỡ động vật (Mỡ lợn, bò, gà...) thường chứa Cholesterol, một chất mà chúng ta rất sợ, do từ trước đến nay chúng ta được nhồi nhét vào đầu như vậy. Nhưng đối với trẻ em Cholesterol cũng quan trọng như vitamin, nó cần cho sự phát triển cấu trúc màng tế bào, tiền chất để tổng hợp các hormone sinh dục.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ giúp bạn tránh được 7 nguy cơ với sức khỏe.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.