Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị tăng huyết áp bằng điện châm

Tăng huyết áp (THA) là bệnh thường gặp. 90% là THA vô căn (không rõ nguyên nhân), 10% THA thứ phát (phát sinh sau các bệnh khác như: giai đoạn tiền mãn kinh, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận mạn, u tuyến thượng thận...).

Điều trị tăng huyết áp bằng điện châm

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng. Biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt, nếu nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Theo Đông y, bệnh THA thuộc chứng huyễn vựng, bao gồm 5 thể bệnh: thể can đởm hỏa vượng, thể đàm thấp, thể can thận hư, thể tâm tỳ hư, thể tâm dương vượng và tâm bào vượng. Bài viết sau xin giới thiệu phương pháp điều trị bệnh THA bằng điện mãng châm.

Cách nhận biết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA là tình trạng huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg. Đo nhiều lần, nhiều ngày trong cùng thời điểm.

Điều trị như thế nào?

Nguyên tắc chung là giảm muối, ăn nhạt vừa phải, giảm cân nặng, hạn chế rượu bia. Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê. Tập thể dục vừa phải tùy thể trạng cho phép, thư giãn, chống stress, chống căng thẳng thần kinh.

Để điều trị có nhiều phương pháp, trong đó, châm cứu điều trị THA có giá trị khi THA ở giai đoạn I (huyết áp dao động từ 140-179/90-99mmHg và giai đoạn II (huyết áp dao động từ 160-179/100-109mmHg). Với từng thể bệnh, bác sĩ sẽ quyết định điện châm như sau:

Thể can đởm hỏa vượng (thể hay gặp nhất):

- Triệu chứng: nhức đầu, người bứt rứt, dễ cáu gắt, mặt đỏ, mắt đỏ, hay có cơn nóng bừng mặt, miệng khô và đắng, ngủ ít, táo bón. Lưỡi đỏ, rêu vàng khô, dày. Mạch phù huyền sác.

- Phương pháp điều trị là “bình can tiềm dương hỏa”: châm tả các huyệt phong trì, thái dương, thượng tinh, bách hội, thái xung, châm bổ huyệt tam âm giao.

Thể đàm thấp (người béo, cholesterol máu cao):

- Triệu chứng: người béo, lồng ngực đầy tức, nôn và buồn nôn, không muốn ăn, người mệt mỏi, đầu choáng váng nặng nề, miệng nhạt. Lưỡi bệu, rêu trắng dính. Mạch huyền hoạt.

- Phương pháp điều trị: châm tả các huyệt: thái xung, túc lâm khấp, phong long, dương lăng tuyền, can du, đởm du. Châm bổ huyệt túc tam lý.

Thể can thận hư (người già, xơ cứng mạch):

- Triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu, mặt đỏ, miệng khô. Lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Mạch huyết tế sắc.

- Phương pháp điều trị: “tư dưỡng can thận”. Nếu thiên về âm hư thì bổ can, thận âm, nếu thiên về dương hư thì ôn dưỡng can thận.

- Châm tả huyệt phong trì, thái dương, bách hội, thượng tinh. Châm bổ huyệt tam âm giao, thái khê, huyết hải, thận du, quan nguyên, khí hải.

Thể tâm tỳ hư:

- Triệu chứng: hay gặp ở người già kèm theo bệnh về dạ dày, đại trường, sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ kém, ăn kém, đi ngoài phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa. Chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, nhạt. Mạch huyền tế.

- Phương pháp điều trị “kiện tỳ, bổ huyết, an thần”. Châm tả huyệt hợp cốc, thái dương. Châm bổ huyệt tam âm giao, túc tam lý, huyết hải, nội quan, tâm du.

Thể tâm dương vượng, tâm bào vượng:

- Triệu chứng: hồi hộp, nóng vùng ngực, khó ngủ, hay giật mình, nước tiểu đỏ. Lưỡi đỏ, nhất là đầu lưỡi rêu vàng dày. Mạch hồng sác.

- Phương pháp điều trị: bình tâm tả hỏa, an thần. Châm tả huyệt nội quan, thái dương, phong trì, châm bổ huyệt tam âm giao, thái khê.

Liệu trình điều trị: mỗi ngày điện châm 1 lần (20-30 phút), điều trị 15 đến 20 ngày/ liệu trình. Chú ý: tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi châm.

Khuyến cáo

Từ 50 tuổi trở lên cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu phát hiện tăng huyết áp ở giai đoạn I, giai đoạn II thì thực hiện như sau:

Khám và đánh giá các yếu tố nguy cơ, cũng như các tổn thương cơ quan đích và bệnh lý đi kèm.

Bắt đầu biện pháp không dùng thuốc: bỏ thuốc lá, giảm cân nặng, giảm rượu, muối, tập thể dục, hoạt động thể lực.

Điều trị cho bệnh nhân bằng kết hợp châm cứu. Bệnh nhân tự day ấn các huyệt trên hàng ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chung sống khỏe mạnh với bệnh tăng huyết áp

ThS. Nguyễn Văn Thủy - BV Châm cứu Trung ương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm