Lò vi sóng là món đồ gia dụng thiết yếu cho không gian bếp.
Những điều nên làm khi sử dụng lò vi sóng
Lò vi sóng tạo ra sóng bức xạ điện từ (vi sóng) làm rung chuyển các phân tử nước để nấu chín thức ăn. Ma sát gây ra bởi các phân tử dao động này tạo ra nhiệt cần thiết để hâm nóng thức ăn, làm nổ bỏng ngô, tan chảy bơ.
Tiện dụng là vậy, lò vi sóng lại hâm nóng thực phẩm không đều do thời gian và nhiệt độ đều thấp hơn khi dùng bếp trực tiếp. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng cách, lò vi sóng không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thực phẩm để chế biến tới khi chín kỹ.
Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý giúp bạn đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh hao phí dinh dưỡng khi dùng lò vi sóng:
Vệ sinh lò vi sóng đều đặn giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
- Vệ sinh lò vi sóng ít nhất 1 lần/tuần với baking soda và giấm ăn để giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn.
- Nếu lò vi sóng không có bàn xoay thực phẩm tự động, bạn nên điều chỉnh vị trí, lật mặt thực phẩm sau một nửa thời gian hâm nóng để thực phẩm nóng đều.
- Sử dụng thêm nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ của món ăn khi nấu bằng lò vi sóng. Nhiệt độ bên trong cần đạt tối thiểu 74 độ C để tiêu diệt phần lớn vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng đĩa, bát, dụng cụ bằng thủy tinh chịu nhiệt hoặc sứ để đựng thức ăn khi hâm nóng. Đậy kín để thực phẩm không bắn trong lò.
- Rau củ giàu vitamin B, C nếu làm chín, hâm nóng bằng lò vi sóng nên sử dụng phương pháp hấp (trong hộp đựng kín) để tránh hao phí.
Những điều nên tránh khi dùng lò vi sóng
Không nên dùng hộp xốp đựng thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng.
- Hộp đựng thức ăn nhanh, hộp dùng một lần có chứa kim loại không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Kim loại có thể khiến lò bắn ra tia lửa, có nguy cơ gây mất an toàn. Không nên hâm nóng thức ăn đựng trong hộp đựng bằng giấy, xốp, nhựa không chịu nhiệt. Tương tự, bình giữ nhiệt inox, giấy nhôm, đĩa kim loại cũng không nên cho vào lò vi sóng.
- Dụng cụ bằng nhựa có chứa BPA hoặc phthalate có thể thôi nhiễm vào thực phẩm khi rã đông, hâm nóng.
- Không vi sóng trứng luộc nguyên quả: Nhiệt tăng nhanh tạo ra hơi nước trong trứng, khiến trứng vỡ trước khi chín, để lại đống lộn xộn cho bạn dọn dẹp vất vả. Tương tự, một số loại rau củ tươi chứa nhiều nước cũng có thể "phát nổ" khi vi sóng.
- Hạn chế vi sóng rau củ, trái cây tươi, chứa các vitamin dễ tan trong nước. Nhiệt độ cao có thể phá hủy vi chất trong ớt chuông, cải kale, bông cải, quả dâu, cam…
- Một số loại ớt cay khi vi sóng có thể bắt lửa, sinh ra các chất hóa học làm cay mắt và cổ họng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm và dụng cụ không nên để trong lò vi sóng.
Cùng tìm hiểu 7 cách đọc sách có thể tốt cho sức khỏe của bạn tại bài viết dưới đây.
Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.
Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.
Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.
Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý quy tắc 30/10 giúp bạn thiết kế thực đơn hàng ngày lành mạnh, đủ chất và no lâu. Theo đó, mỗi bữa ăn cần đảm bảo 30gr protein và 10gr chất xơ.