Việc siết và nghiến chặt răng này được gọi là chứng nghiến răng và thường mọi người thực hiện những chuyển động này trong miệng mà không hề nhận ra. Đặc biệt đúng với những ai nghiến răng vào ban đêm khi đang ngủ. Tật nghiến răng không chỉ là một thói quen khó chịu - nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng rối loạn, bao gồm đau, khó ngủ và tổn thương răng.
Theo chuyên gia, răng của bạn chỉ nên chạm vào nhau trong lúc ăn. Khi không nhai thức ăn, 2 hàm răng không nên chạm vào nhau. Khi răng của bạn chạm vào nhau – dù là trong tư thế nghiến bình thường hay do chứng nghiến răng – đều có thể dẫn đến sự mài mòn răng nhanh hơn.
Hậu quả của chứng nghiến răng là các cạnh của răng có thể bị mòn và xẹp. Nghiến răng có thể dẫn đến sứt mẻ miếng trám răng, gãy răng và mão răng bị hư hỏng hoặc bị văng ra khỏi răng.
Chuyên gia cho biết chứng nghiến răng có thể dẫn đến răng nhạy cảm - ăn thức ăn nóng hoặc lạnh cũng như thức ăn ngọt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Đây là kết quả của việc lớp men bị bào mòn, làm lộ ra những phần răng nhạy cảm hơn (như ngà răng). Răng thậm chí có thể trở nên nhạy cảm với không khí. Mọi người có thể cảm thấy rùng mình dọc sống lưng khi lông bàn chải đánh răng của họ cọ vào bề mặt răng bị mòn.
Theo các chuyên gia, chứng nghiến răng có thể dẫn đến đau đầu, đau mặt và đau tai. Một số cơ sử dụng để mở, đóng miệng và nhai thức ăn kết nối với khớp thái dương hàm – một cơ nối giữa hàm và hộp sọ của bạn. Tật nghiến răng gây ảnh hưởng lớn đến khớp thái dương hàm. Kết quả là hàm của bạn có thể cảm thấy đau và nhức ở phía trước tai. Áp lực lên khớp này do nghiến răng cũng có thể dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.
Bệnh nghiến răng là một dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn khớp thái dương hàm, nhưng chúng không giống nhau. Đồng thời, việc giải quyết chứng nghiến răng có thể ngăn nó tiến triển thành tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị rối loạn khớp thái dương hàm, bạn có thể nghe thấy âm thanh lách cách hoặc bốp khi mở hoặc ngậm miệng - hoặc bạn có thể không thể mở miệng hoàn toàn.
Bệnh nghiến răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này được mô tả là hơi thở của một người đột nhiên ngừng lại rồi lại tiếp tục trong khi ngủ. Những người nghiến răng khi ngủ có nhiều khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngáy. Theo một nghiên cứu vào năm 2019, 1/3 số bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng mắc chứng nghiến răng khi ngủ.
Làm thế nào để ngừng nghiến răng?
Thật không may là không có cách để chữa khỏi chứng nghiến răng. Nhưng nha sĩ sẽ có rất nhiều chiến thuật điều trị cho bạn.
Đeo bọc bảo vệ răng
Nha sĩ cho biết miếng bảo vệ miệng hoặc nẹp cắn là những khuyến nghị phù hợp cho chứng nghiến răng. Đối với nhiều bệnh nhân, điều này sẽ hữu ích. Nó không ngăn chặn hoặc chữa khỏi chứng nghiến răng nhưng sẽ bảo vệ răng khỏi bị mài mòn. Đồng thời bọc bảo vệ răng cũng làm giảm bớt các triệu chứng đi kèm với chứng nghiến răng, chẳng hạn như đau nhức cơ, tổn thương răng và các vấn đề về khớp thái dương hàm.
Thay đổi tư thế giữ miệng và hàm
Đối với những người nghiến răng khi thức, việc nhận thức được thói quen này - và sau đó điều chỉnh hành vi là rất hữu ích. Ngay khi bạn cảm thấy căng cơ, đó là dấu hiệu bạn nên thư giãn và thả lỏng một chút. Nguyên tắc chung là khi bạn không ăn (hoặc không nói), bạn nên ngậm miệng, tách răng ra và đặt lưỡi phía sau răng cửa trên vòm miệng. Điều này sẽ giúp cơ hàm của bạn được thư giãn để bạn không thể nghiến chặt răng.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng nghiến răng, do đó, bạn nên có các chiến lược để giảm mức độ căng thẳng. Một số liệu pháp như thiền chánh niệm cũng có thể hữu ích cho những người mắc chứng nghiến răng liên quan đến lo âu.
Sử dụng thuốc
Nếu việc nghiến răng gây đau, chẳng hạn như đau đầu và đau mặt, hãy sử dụng các thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen.
Tạo một vài thay đổi trong chế độ ăn
Có mối liên quan giữa nghiến răng và uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng caffeine. Vì vậy, việc cắt giảm lượng caffeine và rượu trước khi đi ngủ có thể hữu ích. Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân tránh nhai kẹo cao su. Và nếu gặp khó khăn trong việc nhai hoặc mở miệng một cách thoải mái, bạn nên ăn kiêng những thực phẩm mềm (ví dụ: khoai tây nghiền, chuối, v.v.) để cơ bắp có thời gian phục hồi.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.