Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng sulfa - Coi chừng biến chứng nguy hiểm

Dị ứng sulfa là hiện tượng xảy ra khi người dùng thuốc có phản ứng dị ứng với những thuốc chứa thành phần có nhóm chức là sulfonamide. Bệnh nhân được chỉ định những thuốc này để chữa các bệnh về da, nhiễm khuẩn mắt và viêm khớp dạng thấp.

Sulfa là gì?

Sulfa là một nhóm chức có trong công thức cấu tạo của vài loại kháng sinh và một số thuốc khác. Bệnh nhân được chỉ định những thuốc này để chữa các bệnh về da, nhiễm khuẩn mắt và viêm khớp dạng thấp.

Cần lưu ý rằng có sự khác nhau giữa sulfa và sulfite, mặc dù chúng có tên tương tự nhau. Những hoạt chất chứa sulfite được sử dụng làm chất phụ gia và chất bảo quản trong rượu vang và thực phẩm. Ngoài ra, sulfa cũng khác biệt với sulfate và sulfur.

Những thuốc có chứa nhóm sulfa hay sulfite đều có thể gây phản ứng dị ứng, nhưng hai tình trạng dị ứng thuốc này không có liên quan gì với nhau. Một người có tiền sử dị ứng với các thuốc chứa nhóm sulfa thì không nhất thiết sẽ bị dị ứng với các thành phần chứa sulfite, do đó, không có phản ứng chéo. Người bệnh không cần phải tránh các loại thực phẩm và đồ uống chứa sulfite chỉ vì họ có phản ứng dị ứng với các thuốc chứa sulfa.

di-ung-sulfa-coi-chung-bien-chung-nguy-hiem-1

Hội chứng Stevens - Johnson hiếm gặp nhưng nguy hiểm.

Những thuốc nào chứa sulfa?

Những thuốc chứa nhóm sulfa đã được đưa vào sử dụng từ năm 1936 (kháng sinh sulfamide) để điều trị nhiễm khuẩn. Ngày nay, sulfa là thành phần cấu tạo của nhiều loại thuốc, bao gồm các chế phẩm nhỏ mắt, kem trị bỏng và viên đặt âm đạo.

Những người bị dị ứng với sulfa nên tránh sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc sau:

Thuốc kháng sinh phối hợp: trimethoprim - sulfamethazole (bactrim, cotrimexazol) và erythromycin - sulfisoxazole.

Dapsone: Thuốc điều trị bệnh phong, viêm da và một số bệnh về phổi.

Sulfasalazine (azulfidine, pentasa), được dùng để trị bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp và viêm loét đại tràng.

Sulfacetamide (BLEPH-10), có trong các chế phẩm nhỏ mắt để điều trị nhiễm khuẩn mắt.

Bạc sulfadiazine (Silvadene) là loại kem được kê đơn để điều trị nhiễm trùng vết bỏng.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc sau. Lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc có thể được đánh giá trên từng đối tượng bệnh nhân, vì có thể có phản ứng chéo ở một vài hoạt chất, bao gồm:

Thuốc trị đái tháo đường như glyburide (glynasea) và glimepiride (amaryl).

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như celecoxib (celebrex).

Thuốc lợi tiểu như hydrochlothiazide (microzide) và furosemide (lasix).

Triệu chứng và các phản ứng có hại

Những triệu chứng phổ biến của dị ứng sulfa bao gồm: nổi ban đỏ trên da, ngứa da, ngứa mắt, sung huyết, ngứa họng, hen hoặc thở khò khè, nôn hoặc buồn nôn, mê sảng, căng tức bụng.

Ngoài ra, người dùng thuốc có thể gặp những biến cố có hại, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ và hội chứng Steven - Johnson.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn ở những người có thành viên trong gia đình từng bị sốc phản vệ, người có cơ địa dị ứng và hen. Những triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: ban đỏ ngứa cả một vùng da, sưng họng, sưng mí mắt và miệng, khó thở, ho, nuốt khó, căng ngực, nôn và tiêu chảy, căng tức vùng bụng, da nhợt nhạt, mê sảng.

Hội chứng Stevens - Johnson

Hội chứng Stevens - Johnson là một phản ứng dị ứng tuy ít gặp nhưng lại nguy hiểm, ảnh hưởng đến vùng da, lớp màng nhầy, cơ quan sinh dục và mắt. Biểu hiện thường gặp: triệu chứng giống cúm, phồng da quanh miệng, họng, mắt hoặc cơ quan sinh dục gây đỏ và đau, nổi ban đỏ tím trên da, lột da, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, sốt.

Nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng sulfa vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người bệnh HIV/AIDS có nguy cơ mắc các phản ứng dị ứng sulfa hơn.

Có điều trị được dị ứng sulfa?

Cách điều trị dị ứng sulfa phụ thuộc vào triệu chứng của mỗi người. Đối với phản ứng phát ban hoặc ngứa da, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid.

Nếu xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp, như thở khò khè hay hen, thì các thuốc giãn phế quản giúp làm thông thoáng đường dẫn khí sẽ được dùng trong các trường hợp này.

Phản ứng sốc phản vệ thường được xử trí bằng adrenaline.

Những người mắc hội chứng Steven - Johnson khi sử dụng thuốc chứa sulfa có thể nhập viện vào khoa hồi sức tích cực để điều trị bằng: corticosteroid giúp kiểm soát phản ứng viêm, kháng sinh giúp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn da, tiêm tĩnh mạch immunoglobulin để ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển.

Người bệnh khi bắt gặp các triệu chứng dị ứng sulfa kể trên cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa đi cấp cứu kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biểu hiện của dị ứng thuốc

DS. Nguyễn Thị Ngân Thảo - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm