Nguyên nhân gây bệnh gout
Các triệu chứng của bệnh gout sẽ xuất hiện khi có quá nhiều acid uric tích tụ trong máu. Acid uric là một sản phẩm thừa từ các quá trình bình thường trong cơ thể và thường sẽ tan trong máu. Acid uric sẽ đi qua thận và được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất ra quá nhiều acid uric hoặc nếu thận không thể loại bỏ acid uric đủ nhanh, lượng acid thừa có thể sẽ tích tụ thành dạng tinh thể lắng đọng tại các khớp. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh gout. Nếu bạn sử dụng các loại thuốc làm tăng lượng acid uric trong máu, hoặc có tiền sử gia đình tăng acid uric, bạn sẽ có nguy cơ bị gout cao hơn.
Sưng ngón chân cái
Một trong số những triệu chứng gout đầu tiên là những đợt đau, sưng bất ngờ do sự tinh thể hóa của acid uric, và thường xảy ra với khớp ngón chân cái. Cơn đau này có thể sẽ rất dữ dội và có cảm giác như gãy xương. Tình trạng sưng xảy ra tại ngón chân cái có thể đi kèm với tình trạng nóng, đỏ và đau. Vì khớp ngón chân cái là khớp xa tim nhất, cũng là nơi có nhiệt độ cơ thể thấp nhất nên các tinh thể acid dễ tích tụ. Những cơn gout có thể sẽ kéo dài vài ngày, thậm chỉ là vài tuần, và sau đó vài tháng hoặc vài năm, một đợt gout khá có thể lại xảy ra.
Sưng các khớp khác
Sưng các khớp khác cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh gout. Bất kỳ khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gout, phụ thuộc vào vị trí mà các tinh thể acid uric lắng đọng. Ở nam giới, các khớp ở bàn chân, mắt cá chân và khớp khuỷu tay là những khớp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khi đó, ở phụ nữ, các khớp bị viêm là các khớp ở bàn tay và đầu gối.
Nguyên nhân gây bệnh gout: sử dụng thuốc lợi tiểu
Sử dụng thuốc lợi tiểu giúp làm hạ huyết áp nhưng lại có thể làm tăng lượng acid uric. Người bị viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến và sử dụng các thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch sẽ có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh gout, bác sỹ có thể sẽ đổi loại thuốc khác cho bạn để đảm bảo rằng, lượng acid uric của bạn không bị tăng cao.
Nguyên nhân gây bệnh gout: chế độ ăn “nhà giàu”
Mặc dù các triệu chứng bệnh gout thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng tiêu thụ một chế độ ăn giàu purine có thể làm tăng nguy cơ bị gout. Thịt đỏ, động vật có vỏ cứng, nước ngọt có ga và đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, rất giàu purine. Khi purine bị tiêu hóa, chúng sẽ trở thành dạng acid uric. Ăn quá nhiều purine, lượng acid uric trong cơ thể bạn sẽ tăng cao. Nếu cơ thể không thể loại bỏ acid uric thông qua các cách tự nhiên, như đi tiểu, bệnh gout sẽ xảy ra.
Nguyên nhân: thừa cân
Những người bị thừa cân sẽ sản xuất ra nhiều acid uric hơn và thận của họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đào thải lượng acid uric này. Do vậy, những người thừa cân có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn. Thay đổi lối sống vừa có thể giúp giảm cân, vừa có thể giúp giảm nguy cơ bệnh gout.
Nguyên nhân gây bệnh gout: mới nằm viện
Gần đây bạn mới phẫu thuật hoặc bạn mới gặp phải các chấn thương là các yếu tố có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân là vì lượng nước trong cơ thể sẽ thay đổi trong quá trình nằm viện và người bệnh có thể sẽ được kê đơn sử dụng thuốc lợi tiểu.
Nguyên nhân gây bệnh gout: vừa trải qua giai đoạn mãn kinh
Gout là một bệnh phổ biến ở nam giới, với khoảng 6 triệu nam giới Mỹ mắc bệnh mỗi năm, so với con số này ở nữ giới chỉ là 2 triệu người. Phụ nữ sẽ có hàm lượng acid uric trong máu rất thấp cho đến khi họ trải qua giai đoạn mãn kinh. Trong giai đoạn mãn kinh, mức acid uric trong máu của nữ giới sẽ tăng lên gần bằng mức acid uric của nam giới. Do vậy, việc trải qua giai đoạn mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị gout của nữ giới.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn uống cho bệnh gout
Nếu quan tâm đến việc đóng góp cho môi trường, hãy tạo ra sự khác biệt thực sự bằng những thay đổi trong lối sống này. Chúng cũng sẽ mang lại sức khỏe tốt cho chúng ta.
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giải quyết cơn đau dạ dày của bạn, chẳng hạn như uống nước và tránh thức ăn cay. Nếu những điều này không hiệu quả, có thể phải sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp trước khi tập luyện giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình tập luyện, đảm bảo không bị kiệt sức và hạn chế rủi ro chấn thương trong khi tập.
Bạn không thể giữ trẻ em trong bong bóng bảo vệ mãi mãi nhưng ở độ tuổi nào thì có thể cho chúng xem tin tức và làm cách nào để giúp chúng hiểu được điều đó?
Chăm sóc vùng kín đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ kích ứng, viêm nhiễm và các vấn đề phụ khoa khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là cách chăm sóc giúp vùng kín sạch sẽ, khỏe mạnh và thoải mái.
Chế độ ăn cho người viêm túi thừa gồm các loại thực phẩm nên ăn trong đợt viêm bùng phát và trong quá trình phục hồi của bệnh. Khi tình trạng viêm bùng phát, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn kiêng trong vài ngày. Trong thời gian phục hồi, bạn sẽ từ từ tăng độ đặc của thức ăn và hạn chế lượng chất xơ vào khẩu phần. Bạn có thể thử bánh mì trắng, ngũ cốc ít chất xơ và trở lại chế độ ăn của mình trong vài ngày tới.
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và cũng kéo dài ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Kiểm soát cơn bốc hỏa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nhẹ các vấn đề sức khỏe ở phái nữ.
Chuyên gia dinh dưỡng ở Anh cho biết, một số loại thực phẩm và đồ uống đã được chứng minh có thể làm giảm viêm và bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại ung thư.