10 điều bạn cần biết về bệnh giả gout
Bệnh giả gout thường bị nhầm lẫn với bệnh gout hoặc tình trạng thấp khớp khác. Chẩn đoán chính xác của giả gout là rất quan trọng. Giả gout không được điều trị có thể dẫn đến thoái hóa khớp nặng, viêm mãn tính và tàn tật vĩnh viễn. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết và hiểu về giả gout.
1. Như tên của nó cho thấy, giả gout tương tự như bệnh gout, nhưng hai tình trạng này là do sự lắng đọng các tinh thể khác nhau.
Giả gout là một tình trạng phát triển khi tinh thể calcium pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp bị ảnh hưởng.
Bệnh gout phát triển khi tinh thể acid uric được tích tụ trong khớp bị ảnh hưởng.
2.Giả gout, còn gọi là bệnh CPPD, có thể bắt chước bệnh viêm khớp mãn tính và viêm khớp dạng thấp, cũng như bệnh gút.
Khoảng 25 phần trăm những người có bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dehydrate (CPPD) phát triển thành tình trạng giả gout. Khoảng 5% bệnh nhân phát triển các triệu chứng tương đồng với viêm khớp dạng thấp, trong khi khoảng 50% bệnh nhân bị CPPD phát triển các triệu chứng giống như viêm xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai có CPPD đều có triệu chứng.
3. Giả gout thường bị ở một khớp và khởi phát thường là đột ngột và dữ dội.
Trong đợt cấp của giả gout có thể nghiêm trọng như đợt cấp của bệnh gout cấp tính, nhưng thường nó ít đau đớn. Các đợt cấp của giả gout thường có những đặc điểm sau:
4. Gần một nửa số những đợt cấp của giả gout xảy ra ở đầu gối
Trong khi đầu gối là vị trí phổ biến nhất cho giả gout, thì ngón chân cái thường bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh gout. Giả gout có thể phát triển trong bất kỳ khớp nào, bao gồm cả ngón chân cái.
5. Bất cứ ai cũng có thể phát triển giả gout, nhưng nguy cơ tăng lên đáng kể theo độ tuổi.
Tinh thể lắng đọng kết hợp với giả gout ảnh hưởng đến khoảng 3 phần trăm số người trong độ tuổi 60 của họ. Tỷ lệ phần trăm tăng lên khoảng 50 phần trăm của người dân trong những năm 90 của họ. Tình trạng này cũng phổ biến cả ở phụ nữ và nam giới.
6. Một số ít người có giả gout có xu hướng di truyền cho thế hệ sau.
Ngoài việc có xu hướng di truyền đến giả gout, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bệnh nhân có bất kỳ rối loạn chuyển hóa nào sau đây:
7. Xét nghiệm chẩn đoán quan trọng nhất để xác định giả gout là kiểm tra dịch khớp
Dịch khớp được rút ra từ khớp bị ảnh hưởng và kiểm tra các tinh thể CPPD có hình dạng hình que hoặc hình thoi. Dựa trên sự quan sát các tinh thể này, chẩn đoán có thể được xác nhận. Hình ảnh X-quang cũng hỗ trợ chẩn đoán khi chứng vôi hóa sụn khớp được phát hiện. Nếu cần, có thể thực hiện nhiều xét nghiệm hơn để loại trừ các loại viêm khớp khác.
8. Không có thuốc chữa cho giả gout, nhưng có những lựa chọn điều trị để kiểm soát các triệu chứng.
Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến giả gout.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thường được kê để kiểm soát đau và viêm trong các đợt cấp của giả gout. Với mục đích ngăn ngừa các đợt cấp tiếp theo, liều lượng thấp colchicine và NSAID thường được kê đơn. Tiêm Cortisone vào khớp bị ảnh hưởng có thể là một lựa chọn khác để kiểm soát đau và viêm, đặc biệt là đối với những người không thể sử dụng các loại thuốc khác. Phẫu thuật cũng là một lựa chọn cho các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
9. Vì giả gout có thể bắt chước các loại viêm khớp khác, điều quan trọng là phải được đánh giá bởi một chuyên gia (chuyên gia về viêm khớp và các bệnh thấp khớp liên quan).
Chẩn đoán chính xác sớm là cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương khớp nặng.
10. Chế độ ăn kiêng không ảnh hưởng đến sự khởi phát hay sự phát triển của giả gout. Sự thay đổi chế độ ăn uống không thể kiểm soát các triệu chứng.
Mặc dù, canxi có tham gia vào việc hình thành các tinh thể giả gout, nhưng không có nghĩa là thức ăn có hàm lượng canxi cao gây ra sự phát triển của giả gout.
Lời khuyên
Điều trị đúng cách phụ thuộc vào chẩn đoán có chính xác hay không. Điều này đúng với mọi trường hợp, đặc biệt đúng khi có các triệu chứng chồng chéo hoặc khi một tình trạng tương tự với bệnh khác. Nếu không được điều trị, có thể để lại hậu quả. Tinh thể của giả gout ở dây chằng và sụn có thể dẫn đến tổn thương sụn khớp nói chung, dẫn đến việc hạn chế vận động bình thường. Vì vậy lời khuyên quan trọng nhất vẫn là đi khám sớm và khám đúng bác sỹ chuyên khoa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phân biệt bệnh giả gút và gút
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.