Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Công nghệ đột phá trong y học

Các công nghệ về y học luôn luôn được phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều những phát minh hiện đại được ứng dụng trong thực tiễn. Và năm 2017 là năm đã đánh dấu nhiều thành tựu đột phá của nền y học thế giới…

Công nghệ đột phá trong y học

Thiết bị khám bệnh tại nhà

Nếu bạn có các triệu chứng ốm nhưng không muốn phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thì Tricorder chính là điều bạn cần. Tricorder hay có tên gọi là Scout giúp người dùng giám sát và theo dõi nhiệt độ, điện tâm đồ, nhịp tim, độ bão hòa oxy, mức độ căng thẳng. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng thiết bị này bằng cách đặt lên trán, giữ trong khoảng 10 giây và chờ kết quả. Kết quả sẽ được gửi đến ứng dụng đã cài đặt đồng bộ với điện thoại thông minh và có thể lưu trữ kết quả những lần kiểm tra khác. Tricorder được phát triển bởi Công ty Scanada có trụ sở tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, California, Mỹ. Sản phẩm này được phát minh từ ý tưởng của Scanadu Walter de Brouwer - Chủ tịch Công ty Scanada khi con trai của ông phải nằm viện sau một vụ tai nạn. Sau khi xuất viện, ông muốn biết được tình hình sức khỏe của con mình mà không phải đưa đến bệnh viện, do đó, ông đã đưa ra ý tưởng phát minh ra Tricorder. Sản phẩm này hiện được bày bán trên thị trường nước ngoài với giá khoảng 3 triệu VNĐ.

Liệu pháp tế bào miễn dịch - T

Với thành tựu y học hiện đại vượt bậc như ngày nay, những bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể hy vọng vào việc kéo dài sự sống dù mang trong mình căn bệnh nguy hiểm này. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn liệu pháp miễn dịch tế bào T (CAR) nhằm điều trị căn bệnh ung thư trong các trung tâm y tế ở Mỹ. Với liệu pháp miễn dịch tế bào này, tế bào bạch huyết T được phân tách từ cơ thể của người bệnh và xử lý trong phòng thí nghiệm. Sau khi xử lý, những tế bào này được chuyển lại vào cơ thể người bệnh nhằm tấn công lại các tế bào ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy kết quả thành công với tỉ lệ sống sót cao.

Ứng dụng tương tác thực tế ảo tăng cường (AR)

Năm 2016, khi trò chơi Pokemon Go bùng nổ, hàng triệu người trên thế giới có cơ hội sử dụng ứng dụng tương tác thực tế ảo tăng cường (AR) - ứng dụng mang đến không gian trực tiếp hoặc gián tiếp về một môi trường có thực, thế giới thực được tăng cường bởi đầu vào cảm giác do máy tính tạo ra như âm thanh, video hoặc đồ họa. Những tính năng độc đáo này cho phép AR tạo ra một cuộc cách mạng trong y tế như:

EyeDecide: Là ứng dụng y khoa sử dụng một màn hình hiển thị camera để mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện nhất định đối với tầm nhìn của một người. Ứng dụng này có thể trình chiếu tác động của đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng tới bệnh nhân để giúp họ hiểu được các triệu chứng cũng như tình trạng thực tế của mình.

Công nghệ đột phá trong y học

Ứng dụng tương tác thực tế ảo tăng cường.

Medsights Tech: Thiết bị hỗ trợ phẫu thuật thời gian thực, tạo ra các khối u ba chiều tái tạo giúp các bác sĩ phẫu thuật không bị phơi nhiễm phóng xạ trong thời gian thực.

VA-ST giúp người mù nhìn thấy trở lại: Kính được gắn VA-ST được thiết kế để nhận dạng khuôn mặt, lái xe, đọc và tránh các vật cản trên đường. Thiết bị này hoạt động bằng cách tạo ra một phác thảo Stencil thô trên khuôn mặt của một người để nhận dạng và giúp khắc phục những tình huống có độ tương phản kém. Những thông số kỹ thuật AR thông minh này giúp người khiếm thị điều hướng và tận dụng tối đa tầm nhìn còn lại của họ.

Proximie: Phối hợp phẫu thuật từ xa - Proximie bao gồm một bộ cảm biến giúp trình chiếu hình ảnh bàn tay bác sĩ tư vấn thông qua một màn hình, qua đó hướng dẫn các bác sĩ khác trong suốt cuộc phẫu thuật. Điều này giúp các bác sĩ biết được vị trí cần mổ.

Máu nhân tạo

Từ chân tay giả đến trái tim nhân tạo, máy điều hòa nhịp tim đến việc cấy ghép tai, các nhà khoa học đang tìm ra cách để thay thế gần như mọi bộ phận của cơ thể người. Mới đây, các nhà khoa học cho biết họ đã có thể tạo ra được máu nhân tạo. Năm 2017, cơ quan Y tế quốc gia của Anh (NHS) đã tiến hành thử nghiệm đánh giá sự an toàn của 20 người tham gia được truyền một lượng nhỏ máu nhân tạo từ tế bào gốc. Mục tiêu ban đầu của tế bào này là tạo ra các tế bào hồng cầu để điều trị tình trạng bệnh cụ thể như tình trạng thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Với thành tựu này, các nhà khoa học hy vọng sẽ cung cấp đủ lượng máu cho những bệnh nhân có loại máu hiếm.

Các đơn vị điều trị đột quỵ di động

Khi các cơn đột quỵ xảy ra, bệnh nhân có thể mất tới khoảng 2 triệu nơ-ron thần kinh mỗi phút. Nếu thời gian đột quỵ kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương não càng tồi tệ hơn. Do đó, các nhà khoa học đã phát triển ra các đơn vị điều trị đột quỵ di động viết tắt là MSTU hay MSU để nhanh chóng chẩn đoán, điều trị kịp thời. Xác định nguyên nhân đột quỵ nếu do máu đông sẽ sử dụng thuốc để phân giải máu đông và sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Hiện nay, các đơn vị này mới được thành lập ở Cleverland, New York, Houston, Denver, Mỹ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân mỗi ngày.

Tương tác công nghệ về y tế

Một trong những thành tựu nổi bật của nền y học thế giới trong năm 2017 phải kể đến khả năng tương tác hoặc ứng dụng của các công nghệ thông tin về chăm sóc sức khỏe, ví dụ như các hệ thống kỹ thuật số của bệnh viện nhằm thuận tiện giao tiếp với nhau. Được giới thiệu vào đầu năm 2017, công cụ này được hy vọng giúp tiết kiệm tiền và cân bằng cuộc sống bằng cách cải thiện tốc độ và hiệu quả trong việc chuyển dữ liệu sức khỏe. Cụ thể: thay vì chuyển toàn bộ dữ liệu, tạo ra một bản sao lưu thì công cụ này chuyển các thông tin cụ thể về chăm sóc sức khỏe giúp các nhân viên chăm sóc sức khỏe không phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm dữ liệu mà họ mong muốn.

Liệu pháp siêu âm cho bệnh nhân Alzheimer

Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, Mỹ cho biết, hiện nay, cứ 1 trong 3 người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ tử vong cao hoặc mất trí nhớ. Từ thực tế này, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp siêu âm trên các mảng amyloid, bao quanh các nơron và được cho là có thể điều trị bệnh Alzheimer. Phương pháp điều trị này đã được thử nghiệm trên người vào năm 2017. Tuy cần thêm thời gian để nghiên cứu sâu hơn nhưng đây là một đột phá mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 1Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 2

Quốc Cường - Theo Sức khỏe & Đời sống/Huffingtonpost
Bình luận
Tin mới
  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

Xem thêm