Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có thể uống rượu khi đang điều trị ung thư?

Sử dụng rượu có thể ảnh hưởng đến điều trị ung thư theo nhiều cách khác nhau.

Có thể uống rượu khi đang điều trị ung thư?

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sỹ điều trị về việc uống rượu trong và sau khi điều trị ung thư có an toàn hay không. Bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất về mức độ an toàn của việc uống rượu với một số loại thuốc điều trị ung thư nhất định và/hoặc các loại thuốc khác được kê đi kèm với quá trình hóa trị ung thư.

Tuy nhiên, có một số thông tin chung liên quan đến những ảnh hưởng của rượu đến quá trình điều trị ung thư mà bạn nên biết.

Chức năng tủy xương

Anh hưởng đầu tiên và đáng ngạc nhiên nhất là rượu có mối liên quan tới chức năng của tủy xương. Rượu có thể ngăn cản sự sản xuất lành mạnh của tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong tủy xương. Với những bệnh nhân mắc ung thư máu và tủy, như leukemia, u lympho, u tủy, chức năng tủy có thể đã vượt quá mức do hệ quả của bệnh. Trong một số trường hợp, mức độ ảnh hưởng có thể đột ngột và thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.

Tác dụng gây ngủ

Như bạn đã biết, rượu gây buồn ngủ. Nó giúp cơ thể thư giãn và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, do hậu quả của ung thư, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, và rượu khiến vấn đề này càng tệ hơn. Nếu bạn đang dùng thuốc kiểm soát cơn đau hoặc buồn nôn, rượu cũng khiến tác dụng gây ngủ của những thuốc này tăng lên. Để có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống, hạn chế hoặc loại bỏ rượu khỏi cuộc sống của bạn.

Gây kích ứng dạ dày

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn do tác dụng phụ của xạ trị hoặc hóa trị, bạn cũng nên biết rằng rượu gây kích ứng tương tự tới niêm mạc dạ dày và ống tiêu hóa tương tự như hai liệu pháp này.

Tăng gánh nặng lên gan

Nhiều loại thuốc hóa trị được thải ra khỏi cơ thể qua gan. Tác dụng gây độc của những thuốc này là gánh nặng thực sự “đè” lên gan. Rượu cũng được chuyển hóa qua gan và uống rượu sẽ tăng thêm áp lực và có thể gây tổn thương gan vĩnh viễn.

Bạn có cần tránh uống rượu hoàn toàn?

Bác sĩ sẽ là người đưa ra lời khuyến tốt nhất cho bạn. Những loại ung thư máu khác nhau có các giai đoạn khác nhau. Một số loại leukemia mạn tính và u lympho có thể không cần điều trị ban đầu, việc bạn phải thay đổi thói quen của mình là chưa cần thiết. Với hầu hết các ung thư còn lại, tránh uống rượu khi đang điều trị được các chuyên gia khuyến cáo. Nếu bạn không thể bỏ rượu hoặc không thể không uống rượu, bác sĩ có thể cho phép bạn uống một lượng rất nhỏ nhưng không khuyến khích.

Điều quan trọng là bạn phải luôn nói thật về số lượng rượu mà bạn đã uống với bác sĩ. Nếu bạn uống hằng ngày, bác sĩ cần biết bạn uống bao nhiêu để họ có thể giúp bạn cắt giảm chúng từ từ. Dừng uống rượu đột ngôt có thể dẫn đến những tác dụng không tốt đến sức khỏe.

Lời khuyên

Rượu là một phần của văn hoá và xã hội ở nhiều mức độ khác nhau mà bạn nhiều lúc không thể từ chối uống vì lý do ung thư. Tuy nhiên, có những người nhất định không nên uống rượu và với các tình huống lâm sàng nhất định thì uống rượu không được khuyên dùng. Trong quá trình điều trị, rượu chắc chắn có ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị của bạn bằng cách góp phần khiến các tác dụng phụ tồi tệ hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm rõ được lượng rượu mà bạn có thể uống mỗi ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu và nguy cơ ung thư

Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm