Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cơ thể của phụ nữ thay đổi như thế nào sau khi sinh?

Vòng một lớn hơn, rụng tóc nhiều, táo bón, rạn da, chảy máu âm đạo... là những thay đổi rõ ràng sau khi sinh.

Mang thai là thời điểm thay đổi rất lớn đối với cơ thể của phụ nữ, nhưng những thay đổi này sẽ không dừng lại sau khi sinh con.

Có bộ ngực lớn

Ngay sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm, trong khi prolactin, hormone giúp tạo sữa mẹ, tăng lên. Sự thay đổi này làm cho bộ ngực của bạn thậm chí còn lớn hơn khi mang thai vì lưu lượng máu và sữa tăng lên. Nó đạt cực đại từ hai đến ba ngày sau khi sinh, ngực của bạn sẽ khá cứng và đau.

Cơn đau sẽ giảm dần khi bạn bắt đầu cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn không cho con bú, cơn đau tiếp tục cho đến khi bạn ngừng sản xuất sữa.

Các triệu chứng thường tồi tệ nhất trong những ngày đầu sau sinh, bạn có thể thử các phương pháp điều trị giảm đau như massage hay chườm nóng. Cho con bú liên tục cả ngày lẫn đêm để giúp ngực bớt căng cứng, nhưng nếu quá đau, bạn hãy thử tắm nước ấm và mặc áo ngực thể thao để hỗ trợ thêm.

Bị táo bón

Tiến sĩ Shannon Clark, phó Giáo sư tại Đại học Y khoa Texas, Mỹ cho biết hormone thai kỳ cũng như một số loại thuốc cho phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bạn. Tất cả những điều này sẽ gây ra táo bón.

Nhu động ruột thường hoạt động bình thường trở lại sau vài ngày đầu sinh em bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón lâu hơn, hãy đảm bảo uống ít nhất 8-10 ly nước lọc lớn mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn mận sấy khô vì chúng có tác dụng nhuận tràng nhẹ tự nhiên.

Co the cua phu nu thay doi nhu the nao sau khi sinh? hinh anh 1
Phụ nữ sau khi sinh có rất nhiều thay đổi cả trên cơ thể lẫn tâm hồn. Ảnh: Todayparents.

Rụng tóc

Mang thai có thể rất tốt cho mái tóc. Tuy nhiên, thật không may, điều này lại ngược lại sau khi sinh con. Theo tiến sĩ Clark, nồng độ hormone cao khi mang thai khiến bạn mọc tóc nhiều hơn trong 9 tháng. Khi nồng độ hormone giảm sau sinh, bạn sẽ bị rụng tóc, thường đạt khoảng 3 tháng trước khi trở lại bình thường.

Đau nhức ở âm đạo

Điều này không có gì ngạc nhiên vì bạn vừa sinh một em bé ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo, đặc biệt nếu bạn bị rạch và khâu khi sinh. Mặc dù vậy, việc phục hồi sau khi sinh rất nhanh, các vết thương và sưng sẽ hết trong vòng 10 ngày. Trong thời gian đó, bạn nên chườm túi nước đá nhiều lần trong ngày.

Mồ hôi

Nếu bạn thấy mình đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường sau khi sinh con, đừng lo lắng. Điều này xảy ra với rất nhiều bà mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Nguyên nhân là tất cả hormone thai kỳ vẫn còn trong cơ thể của bạn. Cho đến khi cơ thể trở lại bình thường, bạn không nên mặc quá nóng vào ban đêm.

Rạn da

Khi mang bầu, bụng của bạn bị căng ra, các vết rạn bắt đầu xuất hiện, vùng da bụng tối màu đi... Tình trạng này kéo dài tới sau khi sinh con với lớp da thừa nhăn nheo, sạm màu, các vết rạn da xấu xí. Đáng tiếc là những vết rạn này sẽ không bao giờ biến mất, chỉ bị mờ đi theo thời gian.

Co the cua phu nu thay doi nhu the nao sau khi sinh? hinh anh 2
Các vết rạn xấu xí xuất hiện sau khi sinh. Ảnh: Popsugar.

Sưng chân tay

Khi mang thai, cơ thể tích thêm chất lỏng để giúp bạn vượt qua cơn chuyển dạ. Đây là lý do nhiều phụ nữ bị sưng ở chân, tay và mặt trong khi họ mang thai. Ngay cả sau khi sinh con, các triệu chứng này có thể cần một thời gian để biến mất hoàn toàn.

Theo Healthline, có rất nhiều điều giúp bạn giảm sưng trên toàn cơ thể. Đó là uống nhiều nước để làm sạch cơ thể, mang giày dép thoải mái, tránh thực phẩm chế biến và nhiều muối dư thừa vì có thể gây đầy hơi hoặc tích nước trong cơ thể.

Chảy máu

Sau khi em bé được sinh ra, cơ thể sẽ loại bỏ tất cả máu và mô bên trong tử cung khi mang thai. Trong vài ngày đầu tiên, máu sẽ đặc, có màu đỏ tươi và thậm chí có một số cục máu đông. Theo thời gian, máu sẽ chảy ít và có màu nhạt hơn.

Thông thường, máu dừng ra sau khoảng 4-6 tuần. Nếu bạn thấy cục máu đông lớn hoặc máu chảy quá nhiều, thậm chí có mùi hôi, hãy gọi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cân nặng giảm một chút

Trong tuần đầu sau khi sinh, bạn có khả năng giảm 1,8 - 2,7 kg trọng lượng chất lỏng tinh khiết. Đây là kết quả của việc đi tiểu và đổ mồ hôi tăng lên. Nếu cho con bú, bạn có thể giảm cân hơn nữa. Điều này giúp đốt cháy thêm 300-500 calo mỗi ngày.

Co the cua phu nu thay doi nhu the nao sau khi sinh? hinh anh 3
Cơ thể thay đổi sau khi mang thai nên tiếp tục thay đổi sau khi sinh để trở về trạng thái bình thường. Ảnh: Webmd.

Tử cung co lại

Vào thời điểm chuyển dạ, tử cung của bạn tăng 15 lần kích thước so với khi mang thai. Tử cung sẽ bắt đầu co bóp sau khi sinh, cho con bú có thể giúp giảm nhanh quá trình này. Đôi khi, nó có thể gây đau. Bạn vẫn sẽ trông giống như đang mang thai 5-6 tháng trong thời gian dài sau sinh, thậm chí mất tới 9 tháng để cơ thể điều chỉnh lại.

Cảm xúc thay đổi

Trong những tuần đầu sau sinh, cảm xúc của phụ nữ rất mong manh, nhạy cảm. Nhiều nghiên cứu ước tính rằng có tới 80% bà mẹ khóc và cáu kỉnh nhiều hơn. Đó là điều dễ hiểu - cơ thể, em bé, cuộc sống của bạn phải trải qua những thay đổi nhanh chóng.

Đối với hầu hết phụ nữ, cảm giác này giảm đi đáng kể sau 10 ngày. Nếu như chúng vẫn còn, hãy gặp bác sĩ ngay khi bạn có thể.

Bạn cũng có thể bị phân tán và hay quên - điều này cũng hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, các nhà khoa học tại Đại học Công giáo Australia đã khẳng định mang thai thực sự gây mất trí nhớ nhẹ. Sau đó, thiếu ngủ, đa nhiệm vụ và sự bận rộn khi có con có thể dẫn đến chứng hay quên. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ sớm trở lại bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ

Phương Mai - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm