Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây nhiễm qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng. Hiện nay khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc, cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm.
Khó tiêu, hay còn được biết đến là chứng đầy bụng như dân gian thường gọi, là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng khó chịu ở phần bụng trên. Khó tiêu không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng, có thể được mô tả là tình trạng đau bụng hoặc có cảm giác đầy bụng ngay sau khi ăn. Khó tiêu có thể là một triệu chứng của các bệnh tiêu hoá khác nhau và có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và việc dùng thuốc.
Táo bón là hiện tượng hậu sản thường thấy và có thể kéo dài trong quá trình cho con bú. Một số biện pháp sau sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở các bà mẹ sau sinh.
Về cơ bản quá trình tiêu hóa của tất cả các thực phẩm đều trải qua 6 giai đoạn và mất khoảng từ 2-5 ngày. Tùy vào loại thực phẩm đã ăn, các yếu về trao đổi chất hoặc bệnh về tiêu hóa, quá trình trên sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau.
Tất cả chúng ta đều biết rượu và các loại đồ uống có cồn nói chung đều có thể gây ra tình trạng say khi uống một lượng vừa đủ. Nhưng bạn có biết tại sao lại bị say hoặc tình trạng say diễn ra bên trong cơ thể như thế nào không?
Chuối là loại trái cây khoái khẩu của nhiều người nhờ thành phần bổ dưỡng có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Ăn một quả chuối vào ban đêm, đặc biệt sau bữa tối, có thể mang lại những tác dụng tốt về sức khỏe.
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện khi bạn thay đổi chế độ ăn uống cho con. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài thì nó có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm hoặc là dấu hiệu một tình trạng y tế tiềm ẩn.
Axit dạ dày là một trong những thành phần quan trọng có trong hệ tiêu hoá của con người. Chúng giúp hệ thống tiêu hoá xử lý thức ăn dễ dàng hơn và phân giải thức ăn thành các thành phần dễ hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên, do những thói quen xấu thường gặp, như hút thuốc, thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống rượu bia, ăn uống không đúng giờ, không đủ chất, khiến cho lượng axit dạ dày tăng cao, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Chế độ ăn Keto là một chế độ ăn ít carbohydrate (low-carb) với mục đích giảm mỡ, giảm cân mà không cần quá kiêng khem. Nhiều người bệnh đái tháo đường cho rằng đây là chế độ ăn kiêng tốt mà không làm đường huyết tăng cao. Điều này có thực sự đúng?
Gan là tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người. Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, nếu gan bị nhiễm mỡ, các tế bào mỡ có thể chèn ép gây thương tổn đến các tế bào gan, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, khả năng hoạt động của gan. Có khả năng diễn tiến đến viêm gan, xơ gan ; thậm chí nặng hơn là ung thư gan.
Một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm, giúp ích cho quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch. Nếu hiện tượng tiêu chảy, táo bón, trào ngược… xuất hiện thì có nghĩa đường ruột của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Nước dừa không đơn thuần là một loại đồ uống giải khát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, uống nước dừa thường xuyên đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa, đặc biệt làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.