Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng sợ bóng tối

Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Chứng sợ bóng tối được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng thông dụng nhất vẫn là “Nyctophobia”, được ghép từ hai từ “Nyctus” và “Phobos” trong tiếng Hy Lạp: “Nyctus” nghĩa là bóng tối hoặc bóng đêm, còn “Phobos” nghĩa là nỗi sợ.

Chứng sợ bóng tối
Trẻ nhỏ thường sợ bóng tối mà không rõ lý do, bởi bộ não non nớt của các bé có xu hướng tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ nhằm giải thích cho việc điều gì có thể xảy đến một khi người lớn tắt đèn và mọi thứ đều tối om.
Tuy vậy, nỗi sợ bóng tối cũng phổ biến ở người lớn. Ở mức độ nghiêm trọng, chứng sợ bóng tối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chủ thể, khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối và không thích ngủ một mình, gây ảnh hưởng lên cả sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình.
 
Nguyên nhân của chứng sợ bóng tối
Theo các lý thuyết về tiến hóa, sợ bóng tối đã từng là một chiến thuật cần thiết giúp con người tồn tại trong tự nhiên vào thời xa xưa. Tổ tiên của loài người luôn phải sống trong tình trạng có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào bởi các loài động vật săn mồi sống về đêm, nên từ đó con người hình thành một sự nhạy cảm đặc biệt đối với bóng tối.
Ở khía cạnh tích cực, nỗi sợ bóng tối giúp trẻ em được an toàn vào ban đêm, làm cho các bé có ý thức không đi ra ngoài vào những khoảng thời gian trời tối tăm. Tuy vậy, trẻ sẽ mất nhiều năm để nhận ra rằng bóng tối tuy nguy hiểm nhưng nó không nhất thiết đáng sợ.
Vào thời hiện đại, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng chứng sợ bóng tối của con người thường bắt nguồn từ những trải nghiệm không vui hoặc có tính chất gây chấn thương tâm lý trong quá khứ của họ. Điển hình là nhiều đứa trẻ thường bị người lớn phạt quỳ gối trong bóng tối mỗi khi phạm lỗi. Ngay cả những trò đùa quái ác của anh chị em trong nhà hoặc bạn bè của trẻ liên quan đến hành vi bỏ mặc trẻ xoay xở trong đêm tối cũng có thể khiến đứa bé đó hình thành nỗi sợ bóng tối.
Những bộ phim chứa nhiều hình ảnh hoặc yếu tố bạo lực, kinh dị, ma quỷ, nhiều phân cảnh máu me chặt chém và các hiện tượng siêu nhiên thường xuất hiện ở những nơi tối tăm cũng có tác dụng tiêm nhiễm nỗi sợ bóng tối vào tâm trí của người xem phim, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Những trẻ em từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, tai nạn giao thông và nhiều sự việc đáng sợ khác cũng có thể trở nên dễ bối rối, lo lắng hoặc sợ hãi ở những nơi có sự hiện diện của bóng tối, và nỗi sợ này có thể kéo dài suốt cuộc đời các em. Những người lớn sợ bóng tối vì những sự kiện kinh hoàng trong quá khứ thường có xu hướng hồi tưởng những ký ức đó mỗi khi ở một mình trong bóng đêm hoặc những nơi tối tăm.
Biểu hiện của chứng sợ bóng tối
Trẻ nhỏ dưới tuổi đến trường thường có biểu hiện mút ngón tay hoặc tè dầm mỗi khi đi ngủ vào ban đêm. Các bé này sợ ngủ một mình, thường dính chặt với người lớn và chỉ đi ngủ khi đèn mở. Chứng sợ bóng tối cũng có thể ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống và ngủ nghỉ hàng ngày của trẻ, khiến các em có những biểu hiện như:
- Thở gấp.
- Tim đập nhanh.
- Run rẩy, hay lo sợ.
- Đau ngực, thường xuyên cảm thấy ngạt thở.
- Buồn nôn kèm nhiều triệu chứng bất ổn khác liên quan đến bao tử và ruột.
- La khóc không rõ lý do.
- Khó ăn, kén ăn hoặc ăn quá nhiều.
Bên cạnh những triệu chứng về mặt thể chất như trên, trẻ em sợ bóng tối còn có thể có những biểu hiện bất ổn về mặt tâm lý như:
- Suy nghĩ nhiều về cái chết.
- Có những nỗi sợ vô căn cứ như sợ “ma,” sợ “ông kẹ,” “ông ba bị” hoặc “quái vật trong tủ quần áo” - những nhân vật không có thật mà người lớn thường nêu ra để dọa trẻ và buộc trẻ vâng lời.
- Thường xuyên kiểm tra gầm giường hoặc các ngăn tủ để biết chắc rằng không có “quái vật” hay “ông kẹ” nào trong đó.
- Không dám ngủ một mình, không chịu ra ngoài đường khi trời tối.
- Thích thức khuya, ngủ không ngon giấc.
- Từ chối hoặc trốn tránh những công việc buộc trẻ phải bước vào những không gian tối tăm hoặc thiếu ánh sáng.
Chứng sợ bóng tối có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến căng thẳng thần kinh. Người lớn thiếu ngủ do sợ bóng tối thường mất tập trung trong công việc, dẫn đến hiệu quả làm việc kém. Những người sợ bóng tối thường mắc phải những triệu chứng tâm lý khác như trầm cảm và lo sợ cả nhiều điều khác, gây giảm sút chất lượng cuộc sống.
 
Khắc phục chứng sợ bóng tối
Hầu hết người lớn mắc phải chứng sợ bóng tối đều biết rằng nỗi sợ của mình là vô căn cứ, nhưng lại không biết làm thế nào để vượt qua nó. Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý sẽ ứng dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để giúp bạn xác định được chính xác nguyên nhân hoặc nguồn cơn của nỗi sợ bóng tối, chẳng hạn như thôi miên trị liệu và các kỹ thuật tự lực hoặc tự giúp bản thân (self-help techniques).
Với các kỹ thuật tự giúp, người sợ bóng tối được yêu cầu đối diện với chính điều mình đang sợ hãi, viết lại những suy nghĩ hoặc những sự suy diễn vô căn cứ xuất hiện trong đầu mình lúc đó, rồi lần lượt giải thích chúng, chuyển hóa chúng thành những phản ứng lý trí. Thiền định và tư duy tích cực cũng là vài kỹ thuật tự giúp có khả năng giúp chúng ta khắc phục dần chứng sợ bóng tối.
Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-linguistic programming – NLP) và các liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy) cũng là vài kỹ thuật khác có hiệu quả trong việc vượt qua nỗi sợ bóng tối. Những kỹ thuật này có tác dụng giúp người sợ bóng tối quản lý các phản ứng của bản thân mỗi khi đối diện với các tác nhân kích thích nỗi sợ, cụ thể trong trường hợp này chính là những không gian tối tăm và thiếu ánh sáng.
Chứng sợ bóng tối cũng có thể được gia giảm bằng cách dùng các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ để phòng tránh tác dụng phụ, và đây cũng không phải là giải pháp lâu dài giúp khắc phục chứng sợ bóng tối.
Việc trẻ nhỏ sợ bóng tối ở một độ tuổi nhất định là một hiện tượng bình thường trong quá trình học hỏi và phát triển của trẻ. Nhưng nếu nỗi sợ này kéo dài cho đến khi trưởng thành và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, cách tốt nhất vẫn là tìm đến sự tham vấn của bác sĩ và chuyên gia tâm lý để có được những giải pháp hiệu quả và lành mạnh nhất nhằm khắc phục nỗi sợ của mình.
 
Khánh Đan - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm