Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với dậy thì sớm ở nữ giới

Dậy thì sớm là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở trẻ gái. Ngoài các yếu tố di truyền và môi trường, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình này.

Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên Sản phụ khoa, giai đoạn dậy thì thường bắt đầu ở độ tuổi từ 8-13 đối với trẻ em gái và 9-14 tuổi đối với trẻ em trai. Dậy thì được coi là sớm nếu nó xảy ra trước thời điểm dự kiến và phổ biến ở trẻ gái hơn so với bé trai.

Dậy thì sớm hay muộn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là tâm sinh lý của trẻ. Những trẻ gái trưởng thành sớm có tỷ lệ rối loạn tâm lý và rối loạn ăn uống cao hơn. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường so với lứa tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và thiệp sớm.

Trên thực tế, trẻ dậy thì sớm ngày càng có xu hướng gia tăng do tình trạng béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng không cân đối, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi mức độ hormone thúc đẩy thời gian dậy thì. Tiêu thụ lượng protein động vật và thịt cao có thể thúc đẩy tăng trưởng đẩy nhanh quá trình dậy thì.

Việc tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn nội tiết như các hóa chất tổng hợp được tìm thấy trong nhựa, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và các hóa chất công nghiệp khác có tác dụng ức chế hoặc thay đổi hoạt động của các hormone tự nhiên. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng có thể gây rối loạn sự phát triển thể chất bình thường.

Do đó, để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ của dậy thì sớm, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đủ chất, cân đối các nhóm thực phẩm. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có chứa phụ gia, chất béo xấu, chất tạo màu như: đồ hộp, đồ ngọt, béo, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm- Ảnh 1.

Thực phẩm lành mạnh như rau quả tốt cho trẻ dậy thì sớm.

2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ gái dậy thì sớm

Dậy thì là giai đoạn trẻ em gái phát triển nhanh chóng, cần nhiều năng lượng và dưỡng chất. Một chế độ ăn cân bằng sẽ cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tăng cường thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, vitamin và khoáng chất… trong chế độ ăn uống để trẻ phát triển thể chất và chiều cao tốt nhất.

Chất đạm

Chất đạm (protein) là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng, tái tạo tất cả các mô của cơ thể và sự phát triển của cơ bắp.

Trẻ trong giai đoạn dậy thì phát triển cơ bắp nên cần tăng cường lượng protein trong chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm cung cấp protein tốt nhất bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt…

Canxi

Trẻ dậy thì cần được cung cấp đủ canxi để xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và ngăn ngừa bệnh loãng xương sau này.

Mỗi ngày trẻ cần 1.000- 1.200 mg canxi từ các nguồn thực phẩm: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá, rau lá xanh…

Vitamin D

Vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ phát triển xương. Nguồn cung cấp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm…), trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa bổ sung vitamin D.

Sắt

Thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt, đối với trẻ gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy trẻ cần được bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày như: thịt, gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, đậu đỗ…

Trong bữa ăn nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh và trái cây tươi để giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn.

Kẽm

Kẽm cần thiết quá trình phát triển nhanh của tế bào, kích hoạt tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng, giúp trẻ cải thiện thể chất.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm rất phong phú bao gồm: thịt đỏ, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, sò, hàu, cua, tôm, cá, giá đỗ, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, lạc, ổi, chuối…

Chất béo lành mạnh

Chất béo có vai trò quan trọng khi là nguồn cung cấp năng lượng cao đáp ứng cho sự phát triển nhanh của cơ thể trẻ.

Bữa ăn của trẻ nên kết hợp cả chất béo động vật và chất béo thực vật. Tuy nhiên cần lưu ý ưu tiên nguồn chất béo lành mạnh giàu omega-3 từ cá béo, dầu ô liu, quả bơ, quả óc chó, các loại hạt… Hạn chế cho trẻ ăn các loại chất béo xấu có trong các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần…

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm- Ảnh 3.

Ăn nhiều thức ăn nhanh có thể thúc đẩy quá trình dậy thì sớm.

3. Thực phẩm nên tránh khi trẻ bị dậy thì sớm

Thức ăn nhanh

Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, gà rán, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ. Nếu thường xuyên ăn những loại đồ ăn này sẽ khiến trẻ nhanh chóng tăng cân và béo phì.

Đường và chất béo dư thừa trong cơ thể có thể làm thay đổi mức độ hormone thúc đẩy thời gian dậy thì sớm hơn và làm tăng thêm những nguy cơ trong tương lai đối với trẻ đã dậy thì sớm.

Thịt chế biến sẵn

Mặc dù thịt có thể là một nguồn cung cấp protein, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nhưng tiêu thụ quá nhiều thịt cũng thúc đẩy tăng trưởng và đẩy nhanh quá trình dậy thì, nhất là các loại thịt chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt xông khói, thịt đóng hộp….

Ngoài ra, khi sử dụng thường xuyên loại thịt này có nghĩa là đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản nhiều gây hại cho tim, thận, làm tăng huyết áp động mạch và nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

Thực phẩm sử dụng thuốc kích thích và hóa chất

Những loại thực phẩm trái mùa như rau, củ, quả thường sử dụng nhiều loại hóa chất, trong đó có chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản… Những hóa chất này có thể ức chế hoặc thay đổi hoạt động của các hormone tự nhiên. Nếu trẻ ăn nhiều loại thực phẩm này cũng có thể bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị dậy thì sớm.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dậy thì sớm ở trẻ em.

Thu Phương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 18/12/2024

    Phải làm thế nào khi bạn có làn da mỏng?

    Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng da mỏng của bạn bao gồm tuổi tác, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và những yếu tố khác. Việc điều trị có thể bao gồm các thủ thuật về da liễu và các biện pháp khắc phục tại nhà. Cùng tìm hiểu về tình trạng da mỏng qua bài viết sau đây!

  • 17/12/2024

    Người bị bệnh gout nên dùng thuốc gì?

    Bệnh gút là bệnh viêm khớp gây gây đau đớn ở nhiều khớp. Điều trị bệnh gout thường tập trung vào việc nhanh chóng làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, đồng thời tránh các cơn gout quay lại trong tương lai.

  • 17/12/2024

    Những điều nên và không nên làm khi bị đau nửa đầu

    Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn biết rằng các cơn đau nửa đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Những yếu tố này có thể bao gồm mức độ căng thẳng cao, gián đoạn giấc ngủ, thay đổi thời tiết và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả những gì bạn ăn và uống, và thời điểm trong ngày.

  • 16/12/2024

    Phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính mùa lạnh

    Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.

  • 16/12/2024

    Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

    Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

  • 15/12/2024

    Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện tình dục

    Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.

  • 14/12/2024

    Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ an toàn và đúng cách

    Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.

  • 13/12/2024

    Sưởi ấm mùa đông an toàn: những lưu ý quan trọng khi giữ ấm cơ thể

    Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.

Xem thêm