Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn uống của mẹ bầu ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần của con?

Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cả mẹ và bé phát triển an toàn

Theo đó, TS. David Horner thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã chỉ ra, chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ ở trẻ.

Cụ thể, chế độ ăn kiểu phương Tây, đặc trưng bởi lượng chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn cao, cùng với lượng cá, rau và trái cây thấp, làm tăng đáng kể nguy cơ này. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn theo hướng này cũng có thể làm tăng đến 66% nguy cơ mắc ADHD và 122% nguy cơ mắc tự kỷ. Ngược lại, việc điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn có tiềm năng làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn phát triển này ở trẻ.

Nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ giữa chế độ ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và nguy cơ rối loạn phát triển ở trẻ em. Ban đầu, các nhà nghiên cứu xác định hơn 500 trẻ em 10 tuổi ở Na Uy được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phát triển và phân tích chế độ ăn uống của mẹ các em trong thai kỳ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa chế độ ăn kiểu phương Tây của mẹ và nguy cơ mắc ADHD hoặc tự kỷ ở con, với nguy cơ rối loạn phát triển tăng 53%.

Đọc thêm tại bài viết sau: Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Để bảo vệ sức khoẻ của thai nhi, mẹ bầu cầu cắt giảm thực phẩm siêu chế biến, đồ ăn nhanh và đường trong chế độ ăn của mình.

Để bảo vệ sức khoẻ của thai nhi, mẹ bầu cầu cắt giảm thực phẩm siêu chế biến, đồ ăn nhanh và đường trong chế độ ăn của mình.

Để củng cố kết quả, nghiên cứu tiếp tục phân tích trên nhóm lớn hơn gồm hơn 60.000 cặp mẹ con người Na Uy, và mối liên hệ này vẫn được duy trì. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ mạnh nhất từ giai đoạn đầu tiên đến tuần 27 của thai kỳ, cho thấy não bộ của thai nhi đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định được 43 chất chuyển hóa đặc trưng trong máu của phụ nữ mang thai, có liên quan mật thiết đến chế độ ăn kiểu phương Tây. Những chất chuyển hóa này có khả năng giải thích mối liên hệ giữa chế độ ăn và nguy cơ phát triển các rối loạn thần kinh ở trẻ em. Đáng chú ý, trong số 43 chất này, 15 chất có liên quan trực tiếp đến việc gia tăng nguy cơ mắc chứng ADHD. Nhiều chất chuyển hóa được tìm thấy có nguồn gốc từ thực phẩm, và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tình trạng viêm nhiễm và stress oxy hóa - hai yếu tố được xem là then chốt trong quá trình phát triển thần kinh giai đoạn sớm. Kết quả này đặt ra nghi vấn về tính đầy đủ của các khuyến nghị dinh dưỡng hiện hành dành cho phụ nữ mang thai, vì chúng thường chỉ phản ánh chế độ ăn trung bình của dân số. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thai kỳ, và thành phần dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù chế độ ăn của người Bắc Âu thường được đánh giá là lành mạnh nhưng dữ liệu nghiên cứu cho thấy nhiều phụ nữ mang thai vẫn duy trì một chế độ ăn cần được tối ưu hóa để hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của con họ.

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,… Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

Hà Chi (Theo Health Day) - Theo Sức khỏe cộng
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm