Chăm sóc trẻ thế nào để mùa Đông không bị ốm?
Muốn trẻ không bị ốm, bố mẹ nên làm gì?
Câu trả lời là không có cách nào giúp bảo vệ bé tuyệt đối, theo Paul Offit - Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi ở Philadelphia, (Mỹ).
Mùa Đông, nhiều virus, vi khuẩn có trong không khí, vì thế, nếu trẻ ở gần người bị ốm (khoảng cách từ 1,2 - 1,8m), bé cũng dễ dàng bị mắc bệnh.
Hơn nữa, hầu hết những người bị nhiễm virus thường không biết mình bị ốm cho đến khi có các triệu chứng biểu hiện. Vì vậy, ngay cả khi bạn kéo con mình tránh xa những người bị sổ mũi, ho hoặc hắt hơi, cũng không đảm bảo rằng bé sẽ không bị các triệu chứng tương tự sau đó.
Ông Offit cho biết, việc tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt không làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh của một đứa trẻ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan. Có vài bước đơn giản bạn có thể làm để giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại virus, vi khuẩn trong mùa Đông.
Rửa tay của bạn và của bé
Rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất để thoát khỏi vi khuẩn, virus gây cảm lạnh và cảm cúm. Vì vậy, hãy rửa tay sau khi thay tã cho bé, rửa tay sau khi lau nước mũi, cũng như trước khi chuẩn bị thức ăn.
Rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và khi về nhà (từ lớp học hoặc đi chơi ngoài trời).
Rửa tay cho bé thường xuyên để phòng ngừa nhiễm bệnh
Cho trẻ đi tiêm phòng
Bạn có thể bảo vệ bé khỏi một số loại virus, vi trùng bằng cách cho bé tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm, khi bé được 6 tháng tuổi.
Tăng khả năng miễn dịch cho bé
Để giúp bé tăng khả năng miễn dịch tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ (nếu có thể). Khi bé đã ăn dặm, hãy đảm bảo là bé nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết bằng cách cho bé ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Thiết lập giờ đi ngủ, giúp bé ngủ ngon mỗi đêm cũng như cho bé vận động nhiều mỗi ngày.
Phải làm gì khi bé bị ốm?
Vì trẻ em có thể bị cảm lạnh từ 8 - 10 lần mỗi năm, nên bé có thể mang về nhà một vài con vi trùng trong mùa Đông này - cho dù bạn đã cố gắng để ngăn chặn.
Khi bé bị ốm, điều tốt nhất bạn có thể làm là giúp bé cảm thấy thoải mái cho đến khi cơ thể bé đánh bại lại virus. Một vài tip dưới đây sẽ giúp bạn:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối giúp cho chất nhầy trong mũi loãng ra, giảm tắc nghẽn.
Cho bé thời gian nghỉ ngơi
Khi bé không nằm trong cũi, giường, hãy đọc sách, xem video hoặc chơi trò chơi cùng với bé.
Dùng máy tạo ẩm
Máy tạo ẩm giúp làm ẩm không khí, sẽ làm giảm tiết chất nhầy, giúp bé dễ thở hơn và làm dịu cơn ho.
Bổ sung nước cho trẻ
Trẻ bị bệnh dễ bị mất nước - đặc biệt là nếu chúng bị sốt hoặc tiêu chảy. Để bổ sung chất lỏng cho bé, cho bé bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức thường xuyên hơn. Nếu bạn nghĩ rằng bé có thể bị mất nước, hãy cho bé uống ít nước hoặc nước có chứa chất điện giải nếu bé trên 4 tháng tuổi.
Nếu bé đã ăn dặm, hãy cho bé ăn trái cây như dưa hấu hay cam, thậm chí là uống nước trái cây đông lạnh.
Khi nào nên đưa bé đi khám?
Hầu hết các bệnh do virus trong mùa Đông thường tự khỏi trong vài ngày, nhưng một số có thể biến chứng nguy hiểm cần điều trị kịp thời.
Cho trẻ đi khám nếu bé kéo giật tai của mình (có thể bé bị nhiễm trùng tai), thở khò khè hoặc khó thở (dấu hiệu viêm phế quản hay viêm phổi) hoặc bị tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến mất nước nguy hiểm.
Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn nên cho bé đi khám ngay. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, bị sốt 39,4 độ C hoặc sốt cao hơn cũng nên đi khám.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về vaccine phòng cúm
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.