Cần tây (Apium Graveolens) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) là một loại rau không chứa tinh bột có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích này bao gồm giảm viêm và giảm nguy cơ ung thư, đồng thời ngăn ngừa huyết áp cao và cholesterol cao liên quan đến bệnh tim, cũng như các yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2. Lợi ích của cần tây cũng có thể bao gồm cả hỗ trợ sức khỏe thần kinh, nhận thức và hô hấp. Tuy nhiên, cần tây có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Lợi ích sức khỏe của cần tây
Sau đây là những lợi ích liên quan đến việc thêm cần tây vào chế độ ăn uống của bạn.
Phòng chống viêm nhiễm và ung thư
Cần tây rất giàu hợp chất thực vật chống viêm và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ các gốc tự do (các phân tử không ổn định có thể tích tụ trong tế bào và làm hỏng các phân tử khác). Một nghiên cứu cho thấy phần có lợi nhất của cần tây để giảm viêm là lá và hạt. Các hợp chất thực vật trong cần tây giúp giảm viêm là: acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic, apigenin, luteolin, tanin, saponin và kaempferol.
Huyết áp
Cần tây, lá cần tây hoặc nước ép cần tây có thể giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe tim mạch này đến từ hàm lượng nitrat cao tự nhiên có trong một số loại rau như cần tây.
Mỡ máu cao
Mỡ máu cao (cholesterol cao) là một yếu tố góp phần gây ra bệnh tim và đột tử do đau tim hoặc đột quỵ. Một đánh giá cho thấy việc nhận đủ chất dinh dưỡng từ cần tây hàng ngày có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu. Cũng cần lưu ý rằng những lợi ích này có lẽ thu được tốt nhất từ nước ép rau củ hơn là cần tây sống.
Hình thành thần kinh
Quá trình hình thành thần kinh đề cập đến sự tăng trưởng và tái phát triển của các mô tế bào thần kinh. Cần tây được cho là có tác dụng thúc đẩy và bảo vệ quá trình tái sinh và bảo vệ mạng lưới thần kinh. Một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2009 đã liên kết flavonoid (hợp chất có tác dụng chống viêm có lợi) với quá trình tái tạo nhận thức thần kinh. Theo nghiên cứu, các flavonoid này có tác dụng hỗ trợ lưu lượng máu khỏe mạnh, tái tạo mô thần kinh và giảm nguy cơ tổn thương thần kinh dẫn đến suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, lý luận và ghi nhớ.
Đọc thêm thông tin tại: 10 loại thực phẩm giàu carb cực kỳ tốt cho sức khỏe
Lợi ích sức khỏe khác của cần tây
Nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý khác của cần tây được biết đến nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú của nó. Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào chiết xuất hạt hoặc lá cần tây, không phải loại rau củ cần tây mà bạn thấy bán ở các quầy rau trong siêu thị hay ở chợ.
Cần tây cũng có thể giúp điều trị các bệnh lý như:
Ngoài ra, người ta còn dùng hạt cần tây để chữa các bệnh:
Thành phần dinh dưỡng cần tây
Cần tây được biết đến với hàm lượng nước cao nhưng cũng được đặc trưng bởi giá trị dinh dưỡng cao. Trong cần tây chứa:
Cần tây và chế độ ăn uống của bạn
Sau đây là những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi kết hợp cần tây vào chế độ ăn uống của bạn.
Ăn sống so với nấu chín
Bạn có thể ăn lá cần tây và thân cần tây sống hoặc nấu chín. Thực phẩm sống thường được coi là giàu dinh dưỡng hơn thực phẩm nấu chín. Cần tây có thể được tiêu thụ riêng như một món ăn nhẹ và cung cấp năng lượng, hoặc nấu thành một món ăn như thịt bò xào. Bạn cũng có thể thêm hạt cần tây vào nước xốt, bánh mì, salad như salad gà hoặc salad trứng.
Bạn có thể ăn cần tây trong bao lâu?
Bạn có thể ăn cần tây và các loại rau không chứa tinh bột khác mỗi ngày trừ khi bác sĩ của bạn nói rằng bạn nên hạn chế.
Bạn có thể ăn quá nhiều cần tây không?
Ngay cả những loại thực phẩm lành mạnh nhất cũng nên được tiêu thụ tùy theo hàm lượng dinh dưỡng của chúng và cần tây cũng vậy. Bởi, hàm lượng nước và chất xơ trong cần tây là khá lớn, vì vậy khi ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. Bạn nên đặt mục tiêu ăn 240 - 400 gam rau như cần tây mỗi ngày.
Rủi ro
Có một số rủi ro liên quan đến cần tây, bao gồm:
Dị ứng với cần tây
Một số người bị dị ứng với cần tây. Nếu bạn bị dị ứng với cần tây, bạn sẽ gặp phản ứng khi ăn nó. Phản ứng dị ứng với cần tây bao gồm các triệu chứng: ngứa hoặc sưng miệng và môi nghiêm trọng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm phản ứng hô hấp hoặc phản ứng trên da do dị ứng với rễ, lá hoặc hạt cần tây. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp phản ứng dị ứng, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định loại dị ứng của bạn là gì.
Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của sắn
Người mang thai
Ăn cần tây khi mang thai là an toàn. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ chiết xuất hạt cần tây hoặc tinh dầu cần tây. Những người mang thai có thể cần tránh dùng hạt cần tây với liều lượng, số lượng hoặc nồng độ thuốc nhất định bởi những chất gây ảnh hưởng thường có trong chiết xuất và dầu cần tây.
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu có hại cho sức khỏe và có thể được tìm thấy ở nồng độ cao hơn trong một số loại trái cây và rau quả so với những loại khác. Rửa cần tây là một cách để giảm nguy cơ tiêu thụ thuốc trừ sâu. Bạn cũng có thể chọn cần tây được trồng hữu cơ để giảm thiểu rủi ro.
Kết luận
Cần tây là một loại rau không chứa tinh bột có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, cũng như các yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, cần tây cũng liên quan đến tái tạo mô thần kinh và các lợi ích sức khỏe khác đối với hệ hô hấp và sức khỏe nhận thức.
Các chất dinh dưỡng trong cần tây có thể được lấy ở dạng sống hoặc nấu chín và từ lá, thân hoặc hạt. Một số người có thể bị dị ứng với cần tây. Vì vậy, những người mang thai nên sử dụng cần tây theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh chiết xuất cần tây hoặc tinh dầu hạt cần tây. Ngoài ra, cần tây có thể nhiễm thuốc trừ sâu, có hại cho sức khỏe con người, do đó bạn nên thận trọng trước khi ăn.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.