Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có thể bị thiếu dinh dưỡng do ăn su su sai cách

Quả su su chứa ít năng lượng nhưng nhiều chất xơ, giúp giữ dáng nên được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn quá nhiều susu sẽ 'lợi bất cập hại'.

Do mới mua được mảnh đất rộng ở ngoại thành, chị H. (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết "khai hoang, vỡ đất" trồng rau để cung cấp rau sạch cho cả đại gia đình.

Trong vườn, chị trồng nhiều gốc su su để lấy quả ăn và tạo bóng mát. Mùa su su năm nay, quả ra nhiều, chị ăn su su thay cơm, loại bỏ hoàn toàn chất béo và tinh bột khỏi bữa ăn vì nghe nói su su bổ dưỡng lại giúp giữ dáng.

Tuy nhiên, sau một thời gian, chị thấy người mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt... nên đi khám bệnh. Tại bệnh viện, sau khi khám, làm xét nghiệm, khai thác tiền sử... bác sĩ cho biết, chị bị thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn nghèo nàn, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một trong những nguyên nhân là do chị ăn quá nhiều su su trong một thời gian dài.

Cây su su (Sechium edule), thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), được du nhập và trồng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

Đây là loài rau dây leo thích hợp nhất ở vùng khí hậu mát ở cao nguyên, vùng núi phía Bắc. Có 2 giống là su su gai và su su trơn.

Tính vị: Ngọt, mát. Lá có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng. Quả chín có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hành khí chỉ thống.

Một số tài liệu của Việt Nam cho rằng, lá và quả cây su su có tác dụng lợi tiểu, điều hòa tim mạch và có đặc tính chống viêm, thanh nhiệt, tiêu thũng.

Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp Việt Nam, trong thành phần 100g quả su su có: 94% nước, 0,85% protid, 3,7% glucid, 4mg% vitamin C và các vitamin cần thiết cho sức khỏe.

Su su có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng - Ảnh 3.

Ăn quá nhiều su su có thể gây thiếu máu.

Một số lợi ích sức khỏe của su su:

1. Su su giúp kiểm soát cân nặng

Su su giàu chất xơ nhưng ít calo nên có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Chất xơ làm chậm tốc độ tiêu hóa và khiến cơ thể có cảm giác no lâu hơn. Do đó, có thể giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

2. Tăng cường hệ tiêu hóa

Su su chứa nhiều chất xơ và hợp chất flavonoid có khả năng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa như tăng số lượng vi khuẩn có lợi, giúp đường ruột hoạt động ổn định.

Ngoài ra, su su hỗ trợ hoạt động của enzyme tiêu hóa như loại bỏ và bài tiết các chất cặn bã trong đường ruột.

Su su có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng - Ảnh 2.

Quả su su có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều.

3. Hỗ trợ chức năng gan

Su su có khả năng làm giảm sự tích tụ chất béo ở gan cũng như hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.

4. Làm chậm quá trình lão hoá

Su su giàu chất chống oxy hóa và vitamin C giúp làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, vitamin C góp phần sản xuất collagen giúp da trở nên mịn màng cũng như giảm bớt nếp nhăn và vết đồi mồi.

5. Giúp hệ xương chắc khỏe

Một số nghiên cứu đã chứng minh, quả su su chứa hàm lượng vitamin K cao, đây là vitamin giúp cơ thể hấp thu canxi dễ dàng. Bên đó, dưỡng chất này còn liên kết với các khoáng chất khác để giúp hệ thống xương chắc khỏe và dẻo dai.

Su su có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng - Ảnh 3.

Tiêu thụ vừa đủ su su hỗ trợ xương chắc khỏe.

Su su chứa nhiều chất xơ. Nếu tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây giảm hấp thụ canxi, kẽm... gây mệt mỏi.

Su su cũng giống như những thực phẩm khác, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa khoảng 200-400 gram. Nếu thường xuyên ăn nhiều su su, mà không bổ sung đủ kalo và các chất dinh dưỡng khác, thì cơ thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khó lường như thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, ăn nhiều sẽ khó tiêu...

Bên cạnh đó, những người gầy yếu, khí huyết hư, suy dinh dưỡng và chức năng tiêu hóa kém, không nên ăn thường xuyên và không nên ăn quá nhiều su su.

Tham khào thêm thông tin tại bài viết: Vì 5 lý do sức khỏe này, bạn nên bổ sung su su vào thực đơn hàng ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm