Cải thiện tình trạng cộm ngứa, khô nứt da trong mùa đông nhờ làm ngay những điều sau
Cơ thể chúng ta trong mùa đông thường có hiện tượng cộm ngứa, khô da do nhiệt độ giảm xuống nhiều nên làm mất đi độ ẩm vốn có trên da. Lúc này, muốn cải thiện tình trạng tốt nhất thì bạn nên áp dụng ngay những cách trị ngứa da vào mùa đông sau đây.
Không tắm nước quá nóng
Nhiều người thường có thói quen tắm nước nóng trong mùa đông nhưng không hề biết rằng, chính điều này là nguyên nhân đầu tiên gây cộm ngứa da. Bởi việc tắm nhiều hay tắm nước quá nóng sẽ khiến cho làn da khô lại, kéo theo tình trạng nứt nẻ, bong tróc. Do đó, chỉ nên tắm trong làn nước ở mức ấm vừa đủ chứ đừng gạt đến mức quá nóng bạn nhé.
Chăm uống nhiều nước
Trong mùa đông, bạn cần uống nước nhiều hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Bởi uống nhiều nước sẽ giúp duy trì độ ẩm trên da tốt hơn. Vì vậy, mỗi ngày thì bạn nên uống khoảng 2 lít nước để vừa bù nước cho da, vừa giúp thanh lọc, thải độc cơ thể.
Không sử dụng máy sưởi thường xuyên
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến da bị mất nước, dẫn đến tình trạng cộm ngứa, khô nứt. Khi ở gần máy sưởi trong nhiệt độ quá nóng thì da sẽ bị hút mất lớp màng bảo vệ bên ngoài. Thế nên, nếu có sử dụng máy sưởi thì bạn chỉ nên để ở mức 22 - 30 độ C hoặc không cần sử dụng quá thường xuyên.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Axit béo, vitamin A, C, D3, selenium... đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì độ ẩm trên da trong mùa đông. Những loại trái cây khô như hạnh nhân, hạt điều, nho khô... cũng góp phần hiệu quả trong việc điều trị cộm ngứa da. Do đó, bạn cần kết hợp một chế độ ăn uống phù hợp, giàu các chất dinh dưỡng bên trên để nhanh chóng chữa khỏi tình trạng khô ngứa da trong mùa đông.
Luôn mặc ấm khi ra ngoài
Việc mặc quần áo ấm trong mùa đông là rất quan trọng, bởi nó vừa giúp bảo vệ sức khoẻ cho bạn, vừa giữ cho lớp da tránh được thiệt hại từ thời tiết bên ngoài. Thêm nữa, tuyệt đối không mặc đồ len trực tiếp chạm vào da mà nên mặc lồng kèm thêm một chiếc áo mỏng bên trong. Bởi đồ len có bề mặt sần sùi, khi cọ vào da sẽ làm da thêm cộm ngứa, khó chịu.
Trên đây là những cách trị ngứa da vào mùa đông mà bạn nên áp dụng ngay. Nhờ đó, làn da sẽ được cải thiện và không còn tình trạng cộm ngứa, khô nứt, bong tróc trong mùa đông này nữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 “tiên dược” tự nhiên dưỡng ẩm làn da trong mùa lạnh
Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.
HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.