Khô miệng là hiện tượng khó chịu khi độ ẩm trong miệng tụt giảm mạnh và nước miếng không sản sinh kịp thời để bù đắp lại. Tuy đây là hiện tượng khá phổ biến trong mùa đông, không ít người biết rõ chúng. Dưới đây là một vài trong số những điều bạn cần biết về tình trạng này.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khô miệng là lượng nước miếng không đủ duy trì độ ẩm trong khoang miệng. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, hiện tượng này có thể gây ra bởi các loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm, cao huyết áp.
Theo thống kê, hiện có khoảng 400 loại thuốc có thể gây nên tình trạng này trên thị trường. Những người bị rối loạn hormone do quá trình mãn kinh cũng nằm trong diện hay mắc phải hiện tượng khô miệng.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Ngoài việc gây khó chịu, khô miệng còn ảnh hưởng tới một số vấn đề sức khỏe khác. Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề răng miệng tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, nước miếng là thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe các mô lợi và kiểm soát sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây sâu răng.
Chúng còn giúp rửa trôi các mảng bám nhỏ, axit và một vài loại vi khuẩn có hại. Nếu cường độ sản sinh nước miếng quá thấp, tình trạng vệ sinh trong khoang miệng của bạn sẽ gặp vấn đề lớn. Thiếu hụt nước miếng cũng làm quá trình nhai, nuốt khó khăn hơn, khiến bạn dễ gặp các vấn đề như sưng đau môi và lợi đồng thời đem đến hơi thở có mùi khó chịu.
Xử trí tình trạng khô miệng trong tiết trời mùa đông
Chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong thói quen, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng cho khu vực khoang miệng trong việc cân bằng độ ẩm tại nơi đây:
Sử dụng các loại đồ uống phù hợp
Cơ thể người thường ít đổ mồ hôi vào mùa lạnh và do đó, nhu cầu bổ sung nước cũng giảm theo. Nếu không chú ý duy trì đủ lượng nước cho cơ thể, bạn sẽ gặp vấn đề với tuyến nước bọt. Các chuyên gia y khoa từ Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) khuyến cáo nên sử dụng ít các chất kích thích bao gồm nước ngọt có ga và rượu bởi chúng có khả năng hút nước, khiến cơ thể nhanh chóng mất nước.
Mặc dù nước lọc không thay thế được cho nước miếng nhưng chúng cũng phần nào hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong khoang miệng khi lượng nước miếng thiếu hụt. Bổ sung nước thước xuyên cũng sẽ đảm bảo cơ thể bạn không bị thiếu nước.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), những loại thực phẩm cay và nhiều muối sẽ khiến khoang miệng của bạn nhanh chóng khô rát và khó chịu.
Đồ ngọt và dính cũng không phải thực phẩm lý tưởng trong thời tiết mùi đông bởi chúng đòi hỏi rất nhiều nước miếng để xử lý. Nếu ăn nhiều đồ ngọt, bạn nên đánh răng ngay sau khi dùng chúng.
Kiểm soát thành phần trong kem đánh răng
Những loại thuốc đánh răng có chứa cồn sẽ khiến miệng bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng khô rát, khó chịu. Natri sunfuiric cũng là một trong những thành phần cần cảnh giác trong thuốc đánh răng.
Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, tuy có khả năng kháng khuẩn nhưng khi bị khô miệng, loại muối này có thể gây ra những vết thương với vùng da nhạy cảm, làm khó chịu và suy giảm vị giác của bạn.
Bổ sung độ ẩm cho khoang miệng
Tăng cường hoạt động của khoang miệng sẽ kích thích cơ thể bạn sản sinh nhiều nước miếng hơn. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y California San Diego School cho hay, kẹo cao su là lựa chọn hoàn toàn hợp lý để thực hiện điều này. Nên lưu ý, bạn cần sử dụng những loại kẹo không đường để giữ răng miệng vệ sinh nhất.
Kẹo ngậm cũng giúp kích thích tuyến nước bọt sản sinh mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này bởi kẹo ngậm thường khá ngọt.
Thay bàn chảy đều đặn
Sử dụng các dụng cụ vệ sinh miệng phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề tại khu vực này. Việc chuẩn bị tăm, chỉ nha khoa và các phương pháp vệ sinh khác như nước súc miệng rất quan trọng nhưng thường bị mọi người bỏ qua.
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, đảm bảo không khí thoáng mát tại nơi sinh hoạt sẽ giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả và khoang miệng phần nào tránh được tình trạng bí khí. Nếu những vấn đề tại nơi đây quá nghiêm trọng, đừng ngại ngần trao đổi thêm với các chuyên gia y khoa để tìm ra biện pháp xử trí thích hợp nhất.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.