Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách tự chăm sóc sau mổ mũi xoang và phát hiện biến chứng

Phẫu thuật mũi xoang là một trong những phẫu thuật khá phổ biến. Cũng như các phẫu thuật khác, việc tự chăm sóc sau mổ mũi xoang của người bệnh ảnh hưởng lớn tới thành công của phẫu thuật.

Phẫu thuật mũi xoang cũng như các phẫu thuật nói chung đều có nguy cơ có tai biến ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, giảm hiệu quả của phẫu thuật thậm chí có nguy cơ tử vong. Do vậy, việc hỗ trợ bác sĩ tự chăm sóc sau mổ đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của phẫu thuật. Đồng thời giúp theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng sau mổ.

1. Chăm sóc sau mổ mũi xoang tại bệnh viện

- Chăm sóc tại chỗ bao gồm:

Sau phẫu thuật xoang, bác sĩ sẽ nhét vào mũi người bệnh vật liệu cầm máu có tẩm dầu, mỡ kháng sinhcorticoid (Merocel, gelfoam, merche..), để tránh nhiễm trùng và làm mềm vật liệu giúp bác sĩ rút dễ dàng hơn. Người bệnh cần thường xuyên nhỏ nước muối 0,9% ngày 6-10 lần vào mũi.

Nếu có bất thường người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế. Ví dụ lúc đang nhét vật liệu cầm máu hoặc đã được rút, nếu người bệnh thấy mệt mỏi, nước bọt đùn ra có nhiều máu. Người bệnh thấy đau nhức đầu, sốt…

- Lưu ý:

Người bệnh cần đến khám lại theo đúng hẹn hoặc khi có những biểu hiện làm người bệnh khó chịu càng ngày càng tăng.

Người bệnh sẽ được dùng các thuốc: Kháng sinh toàn thân 10 ngày; thuốc cầm máu nếu có nguy cơ chảy máu (khi rút bấc); giảm đau, chống phù nề, kháng Histamin, loãng dịch...; corticoid toàn thân và xịt tại chỗ. Vì vậy cần lưu ý dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ về liệu lượng, thời gian... không được tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc.

Hình ảnh xoang bình thường và viêm xoang.

2. Tại nhà, người bệnh nên làm gì để tự chăm sóc sau mổ mũi xoang?

Ở những ngày đầu sau mổ, chảy máu rất thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật xoang. Do đó vấn đề chăm sóc rất quan trọng. Người bệnh cần thực hiện các động tác sau có thể phòng nguy cơ chảy máu:

- Nằm đầu cao 30 độ so với mặt giường trong 2 ngày đầu, giúp cho lượng máu tới mũi giảm dẫn đến giảm phù nề và chảy máu.

- Không xì mũi và ho mạnh trong vòng một tuần đầu vì có thể gây chảy máu. Nếu cảm thấy cần hắt hơi, không cố gắng kìm lại. Hãy há miệng để hắt hơi.

- Sau phẫu thuật vùng mũi có thể sưng nề, đau. Người bệnh có thể chườm đá lên vùng mũi giúp giảm sưng nề, giảm đau, đồng thời co mạch giảm chảy máu sau mổ. Dùng thuốc giảm đau Paracetamol theo liều chỉ định của bác sĩ.

- Tránh dùng các thuốc tăng nguy cơ chảy máu như Aspirin, NSAID.

- Tránh vận động gắng sức, hoạt động mạnh ít nhất trong hai tuần đầu vì làm tăng áp lực mạnh máu ở mũi gây chảy máu.

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để làm sạch lớp dịch nhầy và máu đông, tránh nhiễm trùng và dính sau phẫu thuật.

- Tuyệt đối không ngoáy mũi hay đưa vật gì vào mũi. Nếu khó chịu người bệnh có thể vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài mũi bằng khăn giấy hơi ẩm.

Nếu chảy máu người bệnh hãy bình tĩnh và thực hiện tự cầm máu tại nhà như sau:

- Tuyệt đối không xì mũi hay khịt mũi mạnh.

- Người bệnh hơi nghiêng người về phía trước, hơi cúi đầu. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi liên tục trong 10- 15 phút và thở nhẹ nhàng bằng miệng. Tuyệt đối không thả tay ra thử kiểm tra khi chưa đủ thời gian, có thể lặp đi lặp lại 5 lần.

- Nếu có máu chảy xuống miệng, nhẹ nhàng nhổ ra ngoài, tuyệt đối không khạc nhổ mạnh. Không nên nuốt xuống vì có thể gây buồn nôn, nôn. Nếu nuốt xuống số lượng nhiều, máu phân hủy trong dạ dày ruột tạo ra chất NH3 được hấp thu trở lại trong máu, gây tăng nồng độ và có thể gây độc thần kinh ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan.

- Nhỏ mũi bằng thuốc co mạch (naphazolin 0.05%, otrivin..).

- Nằm nghỉ ngơi, gối đầu cao và chườm đá vùng mũi.

Sau khi thực hiện các cách trên vẫn tiếp tục chảy máu. Người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cầm máu.

3. Chế độ sinh hoạt, ăn uống sau phẫu thuật xoang

- Người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, tránh đồ chua, cay, nóng có thể gây giãn mạch tăng nguy cơ chảy máu.

- Uống nhiều nước giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể góp phần làm ẩm mũi xoang, loãng dịch mũi cho xoang dẫn lưu tốt hơn, tránh được nguy cơ nhiễm trùng.

- Tránh tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa.

- Nên nghỉ ngơi từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn để hồi phục sau phẫu thuật.

- Không đi máy bay, đi bơi trong vòng 2 tuần. Không nên lặn trong vòng 4 tuần.

- Không nên đi xa cơ sở y tế có thể xử trí cho người bệnh khi xảy ra vấn đề không mong muốn trong vòng ít nhất 2 tuần.

Chăm sóc sau phẫu thuật xoang là vô cùng quan trọng.

4. Phát hiện các biến chứng như thế nào và cách xử trí?

Mọi phẫu thuật đều có thể có biến chứng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu người bệnh có các biểu hiện sau:

- Chảy máu mũi nhiều và không thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp tự cầm máu.

- Chảy dịch mũi trong, có vị mặn, số lượng nhiều, ở một bên mũi kèm theo đau đầu: có thể là rò dịch não tủy.

- Biến chứng nội sọ: Sốt cao trên 38.5 độ C, dùng thuốc hạ sốt không cải thiện. Đau nhói, nhức đầu nhiều, dùng thuốc giảm đau không đỡ.

- Biến chứng ổ mắt: Mất thị lực, nhìn đôi (nhìn một vật có hai hình ảnh), bầm mắt, tụ máu trong mắt, phù mi mắt, sụp mi, chảy nước mắt… cùng bên với bên phẫu thuật.

- Biến chứng dính sau mổ: Ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau nhức vùng mặt.

- Phù nề, tràn khí dưới da: Da vùng mặt phồng lên, ấn vào thấy lép bép.

- Giảm hoặc mất chức năng ngửi.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Sử dụng sóng siêu âm điều trị viêm mũi xoang mạn tính.

PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm