Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng sóng siêu âm điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi xoang mạn tính là một bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số. Việc điều trị viêm mũi xoang mạn lại khó khăn.

Bệnh viêm mũi xoang có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trong trường hợp có biến chứng áp xe não của những đợt cấp tính. Ngoài ra, viêm mũi xoang còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi (hội chứng xoang – phế quản), tới mắt (mù đột ngột hoặc giảm thị lực, áp xe ổ mắt… Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc cũng như gây nhiều gánh nặng về kinh tế do giảm thời gian và hiệu suất làm việc.

Viêm mũi xoang mạn tính là khi tình trạng viêm kéo dài trên 12 tuần.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi.

Viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng mức. Hoặc do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích…). Do viêm mũi xoang dị ứng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân của cấu trúc giải phẫu bất thường (Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát…), do hội chứng trào ngược.

Hình ảnh viêm xoang mạn có polyp mũi.

Vì sao điều trị viêm mũi xoang mạn lại khó khăn?

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi với các triệu chứng ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi, đau tức vùng sọ mặt, giảm/mất ngửi kéo dài trên 12 tuần.

Một trong những nguyên nhân làm cho việc điều trị nội khoa của viêm mũi xoang mạn tính thất bại là Biofilms vi khuẩn. Biofilm vi khuẩn là một lớp màng sinh học trong đó các vi khuẩn tích tụ lại và được bao quanh bởi các chất như các Protein, Polysaccharides, ADN ngoại bào. Biofilms vi khuẩn giúp cho vi khuẩn giảm tốc độ chuyển hóa trong điều kiện không thuận lợi, đồng thời tránh được tác động của kháng sinh. Lớp màng này còn có khả năng giải phóng từ từ vi khuẩn, dẫn tới tình trạng viêm kéo dài của niêm mạc mũi xoang làm tình trạng viêm trở thành mạn tính.

Sử dụng sóng siêu âm điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Với những khó khăn trên, nhiều nhà nghiên cứu đã suy nghĩ về cách phá vỡ cấu trúc này và phát hiện ra rằng: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, sóng siêu âm mang năng lượng làm đứt gãy cấu trúc của màng Biofilms.

Từ đó, người ta nghĩ đến việc ứng dụng sóng siêu âm để phá vỡ màng Biofilms vi khuẩn, giúp tăng hiệu quả điều trị trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính.

Sử dụng sóng siêu trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính.

Bên cạnh đó, sóng siêu âm còn thâm nhập sâu vào các mô và tác động tới cơ quan đích (niêm mạc mũi xoang) nhờ vào 2 cơ chế: Nhiệt và không nhiệt, từ đó có khả năng phối hợp làm giảm các triệu chứng của mũi (ngạt mũi và tăng tiết dịch): Tác động của nhiệt năng làm tăng hoạt động chuyển hóa và tuần hoàn tới niêm mạc mũi.

Sự rung động của sóng siêu âm (không nhiệt) có thể làm loãng dịch tiết của mũi xoang.

Một nghiên cứu trên 20 bệnh nhân đã cho thấy, sau 6 đợt điều trị bằng phương pháp siêu âm mũi xoang, các triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính cải thiện 90% ở 18/20 bệnh nhân. Chỉ số đánh giá kết quả điều trị SNOT-20 cũng cải thiện lên tới 34.1%.

Một nghiên cứu khác trên 14 bệnh nhân cũng cho thấy, điều trị bằng sóng siêu âm lên niêm mạc các xoang viêm, không những giúp cải thiện chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị SNOT-20 và cải hiện điểm số trên CT, mà còn làm giảm số lượng tụ cầu vàng (S. aureus) ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính (p < 0.05). Trên 70% các trường hợp người bệnh hết ngạt mũi, phim CT xoang trở về bình thường và hiệu quả điều trị kéo dài tới 6 tháng mà không tái phát các triệu chứng.

Với những ưu điểm đó, sóng siêu âm đã được ứng dụng trong phối hợp điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính và cho thấy kết quả rất tích cực.

Nhiều người bị viêm mũi xoang rỉ tai nhau và thường sử dụng các đơn thuốc truyền tay, theo mách bảo vì vậy tỷ lệ viêm mũi xoang thất bại trong điều trị nội khoa ngày càng tăng và tăng số người phải đến bệnh viện phẫu thuật. Chính vì vậy, việc sử dụng sóng siêu âm trong phối hợp điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính sẽ mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đừng nhầm viêm xoang với viêm mũi dị ứng!

PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm