Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách trị gàu bằng lá neem đơn giản nhưng ít ai biết

Neem (hay cây sầu đâu, xoan Ấn Độ) là loại cây có tính dược liệu hữu hiệu cho các vấn đề về mái tóc và làn da. Đặc biệt theo chuyên gia, lá neem có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ giúp trị gàu, nuôi dưỡng da đầu và ngăn ngừa gàu quay trở lại.

Dầu thừa, vi khuẩn và hóa chất tích tụ trên da dầu là những nguyên nhân phổ biến gây bít tắc lỗ chân lông, tổn thương da dầu khiến gàu xuất hiện. Gàu không chỉ gây mất thẩm mỹ bởi những mảnh da chết, nó còn khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là rụng tóc nếu không được điều trị. Theo đó, các đặc tính dược liệu của lá neem không chỉ giúp trị gàu, mà còn nuôi dưỡng da dầu khỏe mạnh, tăng lưu thông máu ở da dầu, giúp bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe và bóng mượt.

Tại Việt Nam không có lá neem tươi, bạn có thể thay thế bằng lá neem khô hoặc bột lá neem để phù hợp với mỗi công thức. Dưới đây là một số cách dùng lá neem để trị gàu:

Nước lá Neem

Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ, tất cả những gì bạn cần làm là gội đầu bằng nước lá neem để loại bỏ tất cả vi khuẩn gây ra gầu hiệu quả. 

Bạn cần chuẩn bị: 

- Một nắm lá neem khô

- Một chậu nước nhỏ

Cách thực hiện:

- Cho lá neem vào nước đun sôi cho đến khi nước ngả màu thì tắt bếp.

- Để nước nguội đến nhiệt độ phòng (20-25 độ C), sau đó vớt bỏ lá neem.

- Dùng nước lá neem gội đầu như bình thường, chú ý massage da dầu và tóc trong vài giây trước khi xả lại bằng nước sạch.

Thực hiện cách này trong 1 tuần cho đến khi bạn nhìn thấy sự cải thiện.

Lá neem và mật ong

Tương tự như lá neem, mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng khấm, chống oxy hóa và chống viêm. Kết hợp hai thành phần này mang đến cho bạn một phương pháp vô cùng hiệu quả để làm dịu da dầu, loại bỏ bụi bẩn và gàu.

Bạn có thể dùng bột lá neem hoặc lá neem khô xay nhỏ

Bạn cần chuẩn bị:

- Một nắm lá neem khô

- 15ml mật ong

Cách thực hiện:

- Cho lá neem vào máy xay cùng với một ít nước để tạo thành hỗn hợp nhuyễn. Sau đó cho thêm mật ong vào và trộn đều.

- Thoa hỗn hợp lên da dầu và tóc.

- Ủ tóc và da đầu trong khoảng 15-20 phút, sau đó gội lại bằng nước thường.

Lặp lại cách này 1 lần/tuần để trị gàu và ngăn ngừa gàu xuất hiện.

Lá neem và sữa đông

Cung cấp lượng acid lactic dồi dào, sữa đông hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, loại dầu xả nhẹ nhàng cho da dầu. Nó làm dịu da đầu hiệu quả trong khi lá neem thực hiện việc loại bỏ gàu.

Sữa đông làm bằng cách đun nóng sữa tươi sau đó đậy nắp trong vài phút

Bạn cần chuẩn bị:

- Một nắm lá neem

- 1 bát sữa đông.

Cách thực hiện:

- Tương tự, bạn cho lá neem và một ít nước vào máy xay nhuyễn. Sau đó đổ ra bát và trộn đều cùng sữa đông.

- Thoa hỗn hợp lên da đầu và tóc. Giữ nguyên trong 15-20 phút sau đó gội sạch bằng nước.

Thực hiện cách này 1-2 lần/tuần để điều trị gàu và ngăn ngừa gàu quay trở lại.

Lá neem, dầu dừa và dầu thầu dầu

Dầu dừa bổ sung protein giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tóc bị hư tổn. Dầu thầu dầu giúp giữ ẩm, kích thích các nang tóc để thúc đẩy sự phát triển của tóc. Trong khi chanh cùng với lá neem có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm sạch da dầu và loại bỏ gàu.

Bạn cần chuẩn bị:

- Một nắm lá neem

- 250ml dầu dừa

- 62ml dầu thầu dầu

- 5ml nước chanh

Cách thực hiện:

- Đun nóng dầu dừa sau đó bỏ lá neem vào tiếp tục đun sôi trong 10-15 phút trước khi tắt bếp.

- Để hỗn hợp nguội đến nhiệt độ phòng, lọc bỏ bã và cho thêm dầu thầu dầu cùng nước chanh vào trộn đều.

- Thoa hỗn hợp lên da dầu và tóc, ủ trong khoảng 1 giờ sau đó gội sạch lại với nước.

Áp dụng cách này 1 lần/tuần để loại bỏ gầu hiệu quả.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bí kíp trị gàu hiệu quả tuyệt vời từ nguyên liệu có sẵn

Phạm Quỳnh H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm