Dụng cụ làm tóc và tạo kiểu không phải lúc nào cũng là cách để có một mái tóc đẹp. Ăn cũng là một cách vừa dễ dàng lại vừa hiệu quả để có một mái tóc dày, bóng mượt và chắc khỏe.
Các tế bào nang lông (tóc) là một trong những tế bào có hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ nhất cũng như tốc độ tái tạo nhanh nhất trong cơ thể. Do vậy, khi chế độ ăn có thay đổi, ví dụ như hạn chế calo hoặc thiếu hụt protein, khoáng chất, các acid béo thiết yếu và vitamin có thể làm cấu trúc sợi tóc bị biến đổi, gây ra rụng tóc. Nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt những thành phần dinh dưỡng thiết yếu như protein, thì chắc chắn sẽ không thể có một mái tóc khỏe mạnh.
Các vitamin và dưỡng chất quan trong cho sự phát triển của tóc
Tóc mọc nhanh và mạnh mẽ nhất trong độ tuổi từ 15-30, sau đó có thể chậm lại và thay đổi ở độ tuổi 40 trở ra. Một chế độ ăn giàu những dưỡng chất sau đây sẽ có lợi cho việc mọc tóc:
Nếu thay đổi chế độ ăn vẫn không hữu ích thì hãy đi khám do rụng tóc kéo dài hoặc tóc thay đổi rõ rệt có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý khác như tuyến giáp hoạt động kém, vấn đề về gan, hoặc bệnh tự miễn như lupus.
Rụng tóc cũng có thể liên quan đến những tình trạng căng thẳng cao, ví dụ như khi sinh nở, hoặc khi mất đi người thân trong gia đình, khi phải tìm một công việc mới, hoặc chuyển nơi ở.
Tuy nhiên nếu bạn đã loại bỏ hết được những tình trạng nguy hiểm, và chỉ đơn giản là muốn một mái tóc bóng khỏe hơn thì điều chỉnh chế độ ăn là một điều rất cần thiết. Hãy bổ sung những loại thực phẩm sau đây để có một mái tóc khỏe mạnh hơn:
Các loại hạt
Nạp đủ năng lượng và các chất béo tốt không chỉ có tác dụng giữ cho cơ bắp và tim mạch khỏe mạnh. Nghiên cứu đã cho thấy rằng các acid béo omega-3 và omega-6 có thể giúp giảm rụng tóc và cải thiện sức khỏe của tóc.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, và dầu dừa là những chất làm mềm tự nhiên cho da và nang lông, cũng như giữ ẩm cho sợi tóc, tạo độ bóng cho tóc.
Bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, magie, kẽm và vitamin E. Vitamin E kết hợp với selen giúp củng cố màng tế bào cũng như tăng cường khả năng chống oxy hóa.
Các loại cá béo
Giảm cân đột ngột hoặc chế độ ăn nghèo protein, các chất béo tốt cùng các dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) trong các loại rau xanh và hoa quả có thể làm cho tóc yếu và dễ gãy rụng. Thông thường, phụ nữ cần khoảng 50gr protein một ngày.
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ và cá mòi có chứa protein, vitamin D, acid béo omega-3 và các dưỡng chất dưỡng tóc khác (như acid linoleum, một loại acid béo thiết yếu) giúp nuôi dưỡng da và làm dày lớp mỡ quanh nang lông, góp phần làm tóc chắc khỏe hơn.
Hàu
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thiếu sắt là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lượng sắt trong cơ thể cũng có thể làm tóc gãy rụng và mỏng đi.
Tuy thịt đỏ, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu đỗ, và lòng đỏ trứng có thể bổ sung sắt cho cơ thể, nhưng hàu có chứa gấp đôi lượng sắt và kèm thêm kẽm – một trong những khoáng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình tái tạo và phát triển của tóc.
Cải bó xôi
Cải bó xôi là một trong những nguồn sắt chủ yếu của những người ăn chay. Ngoài việc bổ sung sắt cho cơ thể, cải bó xôi cũng chứa nhiều folate cùng với vitamin A và C. Tuy tình trạng thiếu hụt vitamin C trong xã hội hiện đại là khá hiếm, nhưng vitamin C là vitamin thiết yếu để tổng hợp collagen cũng như kết nối với các sợi keratin trong quá trình mọc tóc.
Trứng
Trứng là một nguyên liệu giàu protein và biotin, là hai dưỡng chất quan trọng cho một mái tóc bóng khỏe. Biotin hỗ trợ các enzyme hoạt động hiệu quả trong các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng như chất béo và carb, giúp nuôi dưỡng nang lông khỏe mạnh.
Hơn nữa, lòng đỏ trứng cũng rất giàu vitamin D, một trong những vitamin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Các loại đậu đỗ
Đậu đỗ cũng là một nguồn cung cấp sắt và protein chính cho những người ăn chay. Trong khoảng 100g đỗ trắng chứa khoảng 9g protein thực vật và 3,5g sắt, chưa kể đến 6g chất xơ, cùng với kẽm, selen, và folate.
Bạn không thích đỗ trắng? Bạn cũng có thể thử đỗ đen, đậu gà, đậu lăng, đậu Hà Lan để thay đổi nhưng vẫn cung cấp cho cơ thể protein, sắt và chất xơ.
Thịt bò ăn cỏ
Thịt bò ăn cỏ có hàm lượng sắt dồi dào kèm theo các chất béo omega-3. Cả hai đều là những dưỡng chất giúp tóc dày và khỏe hơn.
Trong 100g thịt bò đã chứa khoảng 23g protein, gần 3mg sắt và khoảng 6g chất béo không bão hòa.
Khoai lang
Cho dù bạn có chế biến khoai lang dưới dạng chiên rán, làm thành món tráng miệng hay làm salad thì khoai lang cũng vẫn là một nguồn dinh dưỡng tốt cho tóc nhờ vào lượng vitamin A và B6 dồi dào.
Thực tế, một củ khoai lang size vừa có chứa khoảng gấp 6 lần lượng vitamin A theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày, đóng vai trò trong quá trình sản sinh bã nhờn và có thể đẩy nhanh tốc độ mọc tóc. Không chỉ vậy, vitamin A còn có lợi cho mắt cũng như chức năng miễn dịch.
Ớt chuông
Vitamin C không chỉ quan trọng trong việc tổng hợp collagen mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ sắt của cơ thể.
Tất nhiên bạn có thể bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả như cam, dâu, và kiwi nhưng ớt chuông cũng có thể dễ dàng cung cấp những 95mg chỉ trong khoảng 90g. Hơn nữa, ớt chuông còn cung cấp rất nhất nhiều vitamin A, sắt, kẽm, selen và folate nữa.
Sữa chua Hi Lạp
Hãy chọn loại không đường. Bạn không những đã bổ sung cho mình đến 24g protein trong một khẩu phần mà còn khoảng gần 300g canxi nữa. Những chất này đều giúp giữ cho tóc khỏe mạnh. Bạn cũng có thể ăn sữa chua không, hoặc ăn cùng với những quả dâu giàu vitamin C, hoặc cho thêm vào cốc sinh tố protein, hoặc sử dụng làm sốt chấm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lý do bạn bị rụng lông hoặc tóc
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?