Stress quá độ
Nguyên nhân rụng tóc có thể vì stress nói chung hoặc vì cơ thể bạn bị ảnh hưởng do bệnh. Đôi khi, nhiều người ăn khẩu phần kiêng quá nhiều hoặc sụt cân đột ngột vì ốm, lông trên cơ thể sẽ mỏng hơn. Điều này cũng có thể xảy ra sau sang chấn chẳng hạn đại phẫu hoặc sinh nở; rụng lông có thể 6 tuần hoặc 3 tháng sau đó. Nếu bạn có thể tránh các tác nhân gây stress, vấn đề này sẽ tự hết.
Bạn đang được hóa trị
Hóa trị nhắm đến tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng đến những tế bào phân chia nhanh chóng của nang lông. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tóc mà còn lông ở những vùng khác bao gồm lông mày, lông mi…Thường thường, lông tóc bắt đầu mọc trở lại sau vài tuần sau khi hóa trị kết thúc.
Nồng độ estrogen trong máu thấp
Trong khi mang thai, nồng độ estrogen trong máu cao, đồng thời lông cơ thể có thể sẽ dày hơn. Sau đó, estrogen sụt giảm làm những lông mới mọc rụng đi.
Nồng độ estrogen cũng giảm trong khi mãn kinh, lượng lông trên cơ thể cũng ít đi. Nhưng nếu bạn đang trẻ mà lượng estrogen thấp, bạn sĩ có thể sẽ kê thuốc tránh thai để tăng lượng hormon lên.
Nồng độ androgen của bạn cao
Đối với một số phụ nữ, rụng lông có thể bị gây ra bởi andropgen - hormon nam. Điều này có thể do di truyền hoặc do buồng trứng đa nang, mang thai hoặc mãn kinh. Thuốc tránh thai có thể khắc phục, hoặc bạn có thể sẽ cần thuốc chẹn androgen.
Khẩu phần của bạn thất thường
Một khi hormon bình thường mà vẫn bị rụng lông, đó điển hình là dấu hiệu thiếu dinh dưỡng. Nếu lượng sắt trong cơ thể thấp, tuyến giáp không thể hoạt động bình thường. Tuyến giáp không thể hoạt động bình thường có thể gây ra rụng lông. Nếu xét nghiệm máu cho thấy lượng ferritin thấp, bạn có thể cần bổ sung sắt.
Nhiều chứng bệnh da liễu khác nhau có thể gây ra lông rụng một mảng hoặc hoàn toàn bao gồm tóc. Chẳng hạn, bệnh rụng tóc từng vùng là một bệnh tự miễn tấn công các nang tóc. Một bác sĩ da liễu có thể chỉ định cho bạn liệu trình điều trị phù hợp.
Bạn đang trong quá trình lão hóa
Trong quá trình lão hóa lông tóc sẽ bị mỏng đi. Nếu bố hoặc mẹ bạn bị rụng tóc khi già đi, bạn có nhiều nguy cơ rụng tóc tương tự. Trong khi bạn có thể không thấy lông ở chân tay ít đi, rụng tóc có thể gây phiền phức. Hãy đến gặp bác sĩ.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.