Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách sử dụng kháng sinh trị bệnh hô hấp ở trẻ

Chỉ dùng kháng sinh khi nhiễm khuẩn, uống đúng loại, đúng liều và đủ thời gian là những nguyên tắc nên nhớ.

Cách sử dụng kháng sinh trị bệnh hô hấp ở trẻ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 1,4 triệu trẻ em chết do vi khuẩn kháng thuốc. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng kháng sinh tùy tiện trong điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ em. Để phòng đề kháng kháng sinh, cha mẹ cần lưu ý 3 nguyên tắc dưới đây:

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định, không hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh khác như virus, ký sinh trùng, nấm… Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc trong trường hợp bệnh nhiễm khuẩn.

Virus là nguyên nhân gay ra 80-90% các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, sổ mũi… Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này là không cần thiết, tốn kém, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn và góp phần làm gia tăng các chủng đề kháng thuốc.

 

 
Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định.

Dùng đúng loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ sẽ kê thuốc dựa trên 3 yếu tố chính, gồm: vị trí nhiễm khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh và cơ địa bệnh nhân. 

Dựa trên kinh nghiệm điều trị, tùy theo vị trí nhiễm khuẩn (đường hô hấp trên hay dưới) và các triệu chứng, bác sĩ có thể dự đoán khả năng nhiễm loại vi khuẩn nào, từ đó lựa chọn loại kháng sinh phù hợp căn cứ vào phổ tác dụng của thuốc. Ngoài ra, còn tùy vào tuổi, cân nặng, tiền sử sử dụng thuốc, các bệnh lý mắc kèm… của từng trẻ.

Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý mua kháng sinh theo đơn thuốc cũ hay đơn của trẻ khác. Cần cho bé đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống kháng sinh đúng liều lượng, đủ thời gian

Trong trường hợp phải điều trị bằng kháng sinh, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn. Tuyệt đối không nên tự ý tăng hay giảm liều để hạn chế khả năng kháng thuốc.

Tình trạng cha mẹ tự ý ngưng cho trẻ uống kháng sinh sau vài ngày thấy triệu chứng thuyên giảm, cũng khá phổ biến. Điều này khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, diễn biến nặng hơn và làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng kháng sinh cho trẻ em: 10 câu hỏi thường gặp

An San - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm