Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ác mộng và hội chứng”giấc ngủ kinh hoàng”ở trẻ nhỏ

Gặp ác mộng luôn để lại nỗi sợ hãi cho trẻ. Nguy hiểm hơn, gặp ác mộng nhiều có thể ảnh hưởng lâu dài đến tinh thần của trẻ nhỏ.

Ác mộng và hội chứng”giấc ngủ kinh hoàng”ở trẻ nhỏ

Đối với người trưởng thành, những cơn ác mộng đôi khi xuất hiện trong giấc ngủ là hoàn toàn bình thường. Nhưng không một cha mẹ nào lại không lo lắng khi thấy con mình bật dậy và hét to vào lúc nửa đêm. Ác mộng càng xảy ra thường xuyên, nỗi lo của cha mẹ càng tăng.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ: ác mộng và hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Mặc dù hay bị nhầm lẫn trong thực tế nhưng hai thuật ngữ này rất khác nhau. Thời điểm xảy ra những cơn ác mộng thường trong khoảng sau nửa đêm, khi cơ thể đang trong chu trình ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, còn gọi là ngủ mơ). Trẻ có thể vẫn nhớ về giấc mơ khó chịu đó đến tận ngày hôm sau và tiếp tục bị nó làm phiền.

Những cơn ác mộng không nên bị nhầm lẫn với hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Hiện tượng này xảy ra trong giấc ngủ sâu của chu trình giấc ngủ NREM, tức là khoảng một hoặc hai giờ sau khi đứa trẻ đã đi ngủ. Hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng" có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Về mặt khoa học, đứa trẻ sẽ ngủ suốt trong toàn bộ quá trình này mặc dù mắt vẫn mở. Tuy nhiên khi thức dậy trẻ sẽ không hề nhớ gì đến tình trạng ban đêm của mình.

Những cơn ác mộng khá phổ biến. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 20-39% trẻ em từ 5 đến 12 tuổi xuất hiện ác mộng trong giấc ngủ. Nhưng chỉ khoảng 1-4% có hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Nếu con bạn có những dấu hiệu này, không có cách nào giúp loại bỏ chúng hoàn toàn nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm tần suất xảy ra.

Làm thế nào để giảm tần số những cơn ác mộng?

Giám sát việc xem tivi: không nên cho trẻ xem các chương trình với nội dung bạo lực trước khi đi ngủ.

Hãy chắc chắn rằng bạn có thể giám sát được giấc ngủ của trẻ vào ban đêm thậm chí qua camera. Nếu có một người giúp việc ở với con bạn, hãy đảm bảo rằng cô ấy có thể an ủi, dỗ dành được con bạn.

Làm cho mọi chuyện đơn giản hơn bằng cách nói chuyện với trẻ nhẹ nhàng, hoặc đọc một câu chuyện yêu thích hoặc chỉ đơn giản là ở lại bên cạnh để đưa trẻ quay trở lại giấc ngủ.

Hãy nói chuyện với trẻ về ác mộng khi trẻ muốn nói về chuyện đó: Nếu hôm sau trẻ vẫn nhớ về ác mộng, hãy khuyến khích trẻ cùng trao đổi, kể lại và cùng thảo luận về cách giir quyết. Nhưng nếu trẻ chưa muốn nói, đừng cố ép buộc trẻ, hãy thảo luận về vấn đề đó vào một thời điểm thích hợp hơn.

Những điều không nên làm

Đừng đánh thức trẻ dậy nếu trẻ vẫn còn ngủ hoặc khóc to khi bạn đến. Ở cạnh trẻ cho đến khi trẻ thức dậy hoặc ngủ lại.

Không nên cho trẻ ngủ bên cạnh bạn, đặc biệt là sau cơn ác mộng. Việc này sẽ tạo cho trẻ cảm giác lo sợ về giường ngủ của mình, dễ phát triển thành các thói quen khó bỏ.

Đừng nói với trẻ rằng những cơn ác mộng là không có thật. Những cơn ác mộng này dường như rất chân thật với trẻ. Việc thổi bay những suy nghĩ về nó càng làm trẻ cảm thấy buồn hơn. Thay vào đó, hãy cho trẻ biết rằng mặc dù ác mộng rất đáng sợ nhưng thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải nó và chúng ta có cách để vượt qua.

Đa phần các cơn ác mộng hoặc các giấc ngủ kinh hoàng đều không phải là biểu hiện của chứng trầm cảm hay những bệnh lý về tâm thần. Sự chăm sóc và quan tâm đúng cách từ cha mẹ đủ để giúp con trong vấn đề này. Tuy nhiên, nếu ác mộng hoặc giấc ngủ kinh hoàng ban đêm ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày của trẻ, hoặc xảy ra liên tục, nhiều lần hoặc bạn nghi ngờ chúng có thể gây ra bất kì vấn đề sức khỏe nào cho trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại: Tại sao chúng ta lại mơ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ webhealthcentre
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm