7 cách bảo vệ bạn tránh khỏi rung nhĩ trong mùa hè
Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 9/2014 trong Tạp chí Dịch tễ học và Sức khoẻ Toàn cầu, các nhà nghiên cứu thấy rằng hầu hết các trường hợp rung nhĩ dường như xảy ra vào mùa đông. Họ phỏng đoán rằng điều này là do thời tiết lạnh gây ra nguy cơ cao về nhiễm trùng hoặc các vấn đề hô hấp, và thời tiết buộc người dân phải ở trong nhà, có thể khiến họ hút thuốc hoặc uống rượu nhiều hơn mức bình thường. Một giả thuyết khác cũng cho rằng, nhịp điệu sinh học vào mùa đông có thể dẫn đến hạ kali, và mức kali thấp có thể dẫn đến những bất thường về nhịp tim.
Nhưng những người có tình trạng này cần phải có biện pháp phòng ngừa trong mùa hè nữa. Tăng thân nhiệt 1 độ, trái tim của bạn sẽ đập nhanh hơn 10 nhịp. Và nhiệt độ tăng cao làm cho tim bạn hoạt động khó khăn hơn và do đó, có thể kích hoạt rung nhĩ. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim. Mối quan tâm chính của việc rung nhĩ ở nhiệt độ cao là mất nước, mất quá nhiều nước có thể gây loạn nhịp.
Có những quy tắc đơn giản, dễ dàng để làm theo để giữ cho bạn và trái tim bạn an toàn trong những tháng mùa hè. Vì đổ mồ hôi là nguyên nhân gây mất nước, nên hãy thử uống một cốc nước mỗi giờ. Nếu bạn tập thể dục, cách tốt nhất là uống một cốc nước khoảng 30 phút trước, sau đó thêm một cốc nữa mỗi 30 phút trong khi bạn đang tập thể dục. Tránh ra ngoài vào khoảng buổi trưa đến 3 giờ chiều, khi mặt trời chiếu sáng mạnh nhất. (Nếu bạn muốn tập thể dục ngoài trời, hãy chờ cho đến khi mặt trời lặn xuống khi nhiệt độ mát hơn.) Khi ở ngoài, hãy dùng kem chống nắng, vì bị cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng làm mát của cơ thể.
Bù nước để điều hòa nhịp tim
Sự mất nước, một yếu tố kích hoạt cho rung nhĩ, cũng là một yếu tố gây ra đột quỵ phổ biến – một biến chứng của rung nhĩ. Một nghiên cứu công bố vào tháng Chín năm 2014 trên Tạp chí Khoa học thần kinh Châu Âu phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị mất nước khi họ đến bệnh viện để điều trị đột quỵ có tình trạng tồi tệ hơn các bệnh nhân khác. Để tránh loạn nhịp tim ở nhiệt độ, điều quan trọng là phải tiếp tục uống nước, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Hãy luôn mang theo bên mình một chai nước khi bạn ra ngoài.
Ở trong nhà khi nhiệt độ cao và để trái tim nghỉ ngơi
Ngay cả khi bạn uống nước để bảo vệ sức khoẻ tim, trái tim bạn vẫn cần phải làm việc chăm chỉ hơn trong thời tiết nóng. Trái tim phải hoạt động nhiều hơn có thể kích hoạt rung nhĩ, và cũng làm tăng nguy cơ suy tim xung huyết. Ngoài đột quỵ, suy tim sung huyết là biến chứng phổ biến khác của rung nhĩ. Suy tim sung huyết là một sự suy yếu dần dần trái tim của bạn, có thể làm cho chất lỏng ứ đọng trong phổi và chân của bạn. Vì vậy, để được an toàn, nên ở trong nhà vào những ngày cực kỳ nóng, tránh nhiệt càng nhiều càng tốt.
Tránh Tập thể dục khi trời nóng
Đối với một số người, tập thể dục là một yếu tố chính gây loạn nhịp tim. Tập thể dục khi nhiệt độ cao cũng có thể gây mệt mỏi về thể chất, và sự kiệt sức là yếu tố kích hoạt phổ biến khác cho tình trạng rung nhĩ. Mùa hè là thời gian khi nhiều người muốn ra ngoài để tập thể dục. Tập thể dục trong bất kỳ thời tiết nào cũng có thể là nguyên nhân gây rung nhĩ, nhưng nó có thể nguy hiểm hơn trong thời tiết nóng. Tốt nhất bạn nên tránh tập thể dục trong thời tiết nóng.
Mặc quần áo mỏng để làm mát cơ thể
Thân nhiệt cao, cùng với mất nước, có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ vì nóng. Triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn, da sưng, nhức đầu, chuột rút và nhịp tim nhanh. Nếu bạn bị bệnh tim như rung nhĩ, bạn có nguy cơ cao hơn. Nếu bạn phải ra ngoài trong thời tiết nóng, hãy mặc quần áo mỏng và tránh thời gian nóng nhất trong ngày. Quần áo mỏng và sáng màu ít có khả năng hấp thụ nhiệt hơn.
Đừng đặt áp lực lên tim bằng rượu và caffeine
Dùng quá nhiều caffeine hoặc rượu có thể gây rung nhĩ ở một số người. Những chất này cũng góp phần làm mất nước, làm chúng trở thành một nguy cơ trong thời tiết nóng và tim mạch. Vì caffeine và rượu là những thuốc lợi tiểu và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, chúng có thể làm tăng nguy cơ mất nước, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch trong những ngày nóng nực. Rượu cũng làm giãn mạch máu, làm giảm huyết áp và làm tăng áp lực lên tim. Caffeine có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp vì nó kích thích và làm tim đập nhanh.
Không ở một mình
Nếu bạn bị bệnh tim như rung nhĩ hoặc bất kỳ vấn đề về nhịp tim nào khác, tốt hơn là không nên ở một mình khi nhiệt độ cao. Và hãy đảm bảo rằng bạn và người thân biết phải làm gì trong trường hợp kiệt sức vì nóng khi lên cơn rung nhĩ. Nếu bạn có các triệu chứng sốc nhiệt, hãy ra khỏi môi trường nhiệt nóng, cởi bớt quần áo và làm mát bằng khăn ẩm mát. Hãy nghỉ ngơi thường xuyên và nếu bạn có các triệu chứng như nôn, đau ngực, hoặc hụt hơi, hãy điều trị ngay lập tức.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách điều trị tốt nhất cho bệnh rung nhĩ
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh