Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng hợp những điều cần biết về rung nhĩ

Có rất nhiều loại nhịp tim bất thường trong đó có rung nhĩ. Nó có thể không gây ra bất cứ triệu chứng gì nhưng lại đặt bạn vào nguy cơ của các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ.

Tổng hợp những điều cần biết về rung nhĩ

Rung nhĩ là một tình trạng bất thường về nhịp tim do trục trặc trong hệ thống dẫn truyền của tim khiến cho tâm nhĩ (buồng trên của tim) đập quá nhanh và rung lên. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tâm thất (buồng dưới) đập mất đồng bộ.

Rung nhĩ có thể gây nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.

Nhịp tim bất thường

Tâm nhĩ và tâm thất luôn làm việc cùng nhau để tim bơm máu đi thành từng nhịp ổn định. Nhưng khi bị rung nhĩ, chúng sẽ không như vậy. Nhịp tim không đều, quá nhanh, tim như rung lên thay vì đập với tần số 60-100 lần/ phút.

Dấu hiệu cảnh báo

Với nhiều người, rung nhĩ thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi xảy ra, họ sẽ có biểu hiện:

  • Nhịp tim thay đổi
  • Tiếng tim đập thình thịch
  • Cảm giác như tim của bạn đang rung lên
  • Đau ngực
  • Khó thở

Tác động

Khi bị rung nhĩ, cơ thể sẽ không được tưới máu tốt nên bạn có thể cảm thấy:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Khó thở
  • Yếu hoặc mệt mỏi

Khi nào cần gọi cấp cứu?

Rung nhĩ không phải luôn luôn có dấu hiệu cảnh báo nhưng bạn nên gọi 115 nếu có các dấu hiệu:

  • Đau ngực nhiều
  • Tim đập không đều và cảm thấy choáng váng
  • Có dấu hiệu của đột quỵ như tê bì hoặc nói không rõ ràng

Và hãy liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào bạn cảm thấy không khỏe.

Nguy cơ cao bị đột quỵ

Khi tim không bơm máu hiệu quả, máu di chuyển chậm và có thể bị ứ lại, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông. Khi đã xuất hiện cục máu đông, nó có thể di chuyển theo dòng máu đến nào và gây tắc nghẽn, bạn có thể bị đột quỵ. Những người bị rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần.

Nguyên nhân

Các tác nhân thường gặp nhất là những bệnh lí làm tim phải hoạt động quá sức, bao gồm:

Đôi khi, rung nhĩ có thể bị gây ra bởi những rối loạn tuyến giáp hoặc nhiễm trùng nặng như viêm phổi.

Những ai có thể bị rung nhĩ?

Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu bạn là:

  • Đàn ông thuộc chủng tộc da trắng
  • Trên 60 tuổi
  • Có tiền sử gia đình bị rung nhĩ

Đây chính là những yếu tố không thay đổi được.

Những yếu tố có thể kiểm soát được

Bạn cũng có thể bị rung nhĩ nếu bạn:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Uống quá nhiều rượu
  • Hút thuốc
  • Sử dụng chất kích thích bao gồm cả thuốc phiện
  • Uống một số thuốc kê đơn như albuterol

Sau phẫu thuật tim mạch

Một phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc các loại phẫu thuật tim khác có thể gây ra rung nhĩ. Khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng bị các biến chứng khác. Nhưng một điều hết sức may mắn là rung nhĩ thường không kéo dài.

Rung nhĩ đơn độc

Khi rung nhĩ xảy ra mà không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng thì được gọi là rung nhĩ đơn độc. Nó thường gặp ở những người dưới 65 tuổi.

Bạn sẽ cần điều trị nếu nhịp tim nhanh gây ra những triệu chứng khó chịu. Các bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên điều trị để giảm nguy cơ bị đột quỵ ở những người đã có sẵn những yếu tố nguy cơ khác.

Chẩn đoán bằng điện tâm đồ

Để chẩn đoán xác định rung nhĩ cần làm điện tâm đồ. Máy sẽ phát hiện và ghi lại tín hiệu hoạt động điện của tim, vì vậy nên bác sĩ có thể nhìn thấy các vấn đề về nhịp tim. Bạn cũng có thể được làm điện tâm đồ ở viện hoặc mang một thiết bị nhỏ bên người trong thời gian dài hơn để có thể ghi lại được những cơn rung nhĩ.

Những xét nghiệm khác

Nếu điện tâm đồ cho kết quả là bạn bị rung nhĩ, bác sĩ có thể cần tìm hiểu nhiều hơn về tim của bạn. Siêu âm tim có thể chỉ ra được những tổn thương van tim hoặc những dấu hiệu của suy tim. Test gắng sức để đánh giá sức chịu đựng của tim khi nó hoạt động mạnh hơn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn một số xét nghiệm khác để có thể tìm ra bệnh lí nguyên nhân gây rung nhĩ.

Rung nhĩ sẽ kéo dài bao lâu?

Khi lần đầu tiên bạn bị rung nhĩ, nó có thể xuất hiện rồi lại biến mất. Nó có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài tuần. Nếu nguyên nhân đằng sau là vấn đề về tuyến giáp, viêm phổi hoặc các bệnh lí khác, rung nhĩ thường sẽ hết khi các bệnh lý này được cải thiện.

Nhưng ở một số người, nhịp tim của họ sẽ không trở lại bình thường.

Sốc điện

Bác sĩ có thể điều trị nội khoa hoặc sốc điện để nhịp tim của bạn trở lại bình thường. Nhưng nếu bạn bị rung nhĩ kéo dài hơn 48 giờ, thủ thuật này có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Bạn có thể cần uống thuốc chống đông một vài tuần trước và sau khi bác sĩ tiến hành sốc điện.

Thuốc

Nếu các triệu chứng của bạn ở mức độ nhẹ hoặc nếu rung nhĩ tái phát sau khi sốc điện, bạn có thể cần được kiểm soát bằng thuốc. Các thuốc điều hòa nhịp tim có thể giúp nhịp tim của bạn ổn định.

Uống aspirin hoặc thuốc chống đông hàng ngày có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Loại bỏ ổ phát nhịp bất thường

Bác sĩ luồn một ống thông nhỏ vào mạch máu đến tim và sử dụng năng lượng sóng cao tần, laser hoặc lạnh sâu để loại bỏ các mô phát tín hiệu xấu. Mặc dù bạn sẽ không cần phải phẫu thuật tim hở nhưng thủ thuật này vẫn có một số rủi ro. Nó chỉ được sử dụng cho những người có triệu chứng nghiêm trọng mà sốc điện và điều trị nội khoa không đỡ.

Phẫu thuật

Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy đi một mảnh nhỏ ở cơ tim và tạo ra mô sẹo. Những mô sẹo này không thể phát ra tín hiệu điện, khiến rung nhĩ không còn nữa. Đây là một loại phẫu thuật tim mở nhưng một số cơ sở y tế có thể tiến hành với một đường nhỏ để giảm gánh nặng cho cơ thể.

Máy tạo nhịp

Máy tạo nhịp là một thiết bị nhỏ sử dụng pin có thể phát ra các tín hiệu để điều hòa nhịp tim. Nó có thể giúp tim của bạn đập chậm lại và làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi và khó thở. Bạn có thể cần sử dụng một máy tạo nhịp sau khi đã loại bỏ ổ phát nhịp bất thường.

Đặt máy tạo nhịp được coi là một phẫu thuật nhỏ và thường mất khoảng 1 giờ.

Phòng bệnh

Nhiều người bị rung nhĩ nhưng không có ảnh hưởng gì tới các hoạt động hàng ngày nhưng một số người lại gặp phải các triệu chứng như yếu, khó thở, chóng mặt.

Những thói quen tốt cho tim mạch cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi rung nhĩ:

  • Chế độ ăn lành mạnh trong đó có cá
  • Tập luyện hàng ngày
  • Kiểm soát huyết áp
  • Không hút thuốc lá cũng như tránh để bị hút thuốc thụ động

Kiểm tra nhịp tim hàng tháng

Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác trước khi nó xuất hiện các triệu chứng mà bạn chú ý tới. Để phát hiện sớm nhịp tim không đều, Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên kiểm tra mạch hàng tháng đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi hoặc có những nguy cơ khác của đột quỵ. Nếu nhịp tim của bạn không ổn định hoặc bạn có bất kì lo lắng nào, hãy gọi cho bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 mối nguy hại tiềm ẩn với chứng rung nhĩ

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm