Nhiều chị em thấy tóc rụng hàng loạt khoảng 3 - 4 tháng sinh con.
Cơ chế gây rụng tóc sau sinh
Một trong những yếu tố dẫn tới chứng rụng tóc sau sinh là do sự thay đổi hormone đột ngột. Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường có nồng độ progesterone cao, estrogen thấp, dẫn đến các nang tóc vào giai đoạn nghỉ (telogen) khá sớm. Sau khi sinh, nang tóc mới phát triển, làm cho các sợi tóc cũ rụng hàng loạt.
Ngoài ra, người phụ nữ khi mang thai và sau sinh nở có nguy cơ căng thẳng kéo dài. Tình trạng stress có thể ảnh hưởng tới thể chất, một trong những biểu hiện là hiện tượng rụng tóc.
Nếu không có bệnh lý da đầu, thường có 50 - 100 sợi tóc bị rụng mỗi ngày. Tuy nhiên, ở chị em bị rụng tóc sau sinh, mỗi ngày có thể rụng tới hơn 100 sợi tóc. Tình trạng rụng tóc liên quan đến việc sinh nở thường bắt đầu khoảng 4 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng tự cải thiện khi em bé tròn 1 tuổi. Nếu tóc tiếp tục rụng ở mức độ đáng lo, chị em nên thăm khám da liễu để tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Cách xử trí với tình trạng rụng tóc sau sinh
Dinh dưỡng
Vitamin và omega-3 là dưỡng chất cần thiết cho mái tóc.
Khi mang thai các dưỡng chất được dành để cung cấp cho thai nhi. Sau khi sinh nở, các chất dinh dưỡng lại tập trung vào sữa để nuôi con nên cơ thể người mẹ rất dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Để hạn chế rụng tóc sau sinh, chị em nên ăn nhiều rau lá xanh, thực phẩm giàu protein và omega-3. Đây là những dưỡng chất cần thiết để tóc phát triển.
Ngoài ra, chị em có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sỹ: Biotin (vitamin B7), kẽm, vitamin C…
Làm dịu da đầu
Để tóc mọc khỏe, hạn chế gãy rụng, bạn cần nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh. Việc lạm dụng dầu gội khô, không gội đầu kỹ càng có thể khiến các nang tóc bị bít tắc và khó có thể phát triển.
Vì vậy, mẹ bỉm sữa nên gội đầu đều đặn, kết hợp các biện pháp tẩy tế bào chết cho da đầu nhẹ dịu. Chị em có thể massage da đầu nhẹ nhàng khi gội để thư giãn, kích thích máu lưu thông tới da đầu.
Chăm sóc tóc con
Hạn chế tác động nhiệt, hóa chất với tóc con mọc lại sau sinh.
Đi cùng với hiện tượng rụng tóc sau sinh là tóc con mọc lại nhanh, dày, thậm chí "tua tủa" trên đầu người mẹ. Những ngọn tóc cứng đầu này có thể ảnh hưởng lớn tới sự tự tin của chị em. Thay vì ép, uốn để xử lý tóc con, chị em nên chăm sóc chúng cẩn thận để mái tóc có thể phục hồi.
Bạn có thể dùng băng đô bằng vải mềm, to bản để giữ tóc con ép thẳng xuống. Ngoài ra, một số sản phẩm gel cố định tóc con (dùng cọ chuốt mascara chải tóc) khi buộc, búi tóc để tóc gọn gàng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 22 lời khuyên giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?