1. Hãy quên những chiếc lược chải mi rắc rối đi. Thay vào đó bạn chỉ cần lau phần mascara thừa trên cọ bằng khăn giấy, loại bỏ tất cả các đốm màu khô trên cọ ngay trước khi bắt đầu.
2. Dùng một cây cọ mascara sạch. Chuốt mi bằng cọ còn mới, sạch mi đang ẩm. Đừng lo đến chuyện phải mua cọ. Mỗi khi dùng hết một lọ mascara, bạn hãy rửa cọ trong nước tẩy trang mắt, sau đó rửa xà phòng và để khô. Giữ cho cọ luôn sạch bằng cách rửa chúng mỗi lần bạn vệ sinh các dụng cụ trang điểm khác.
3. Bỏ qua những lọ mascara màu. Quy luật của mascara rất đơn giản: Màu đen phù hợp với tất cả mọi người trừ người tóc vàng. Những người tóc vàng nên dùng mascara nâu đen ban ngày, chỉ giữ lại màu đen cho buổi tối.
4. Khi chải mascara nhớ lắc nhẹ cọ ở chân mi. Chính phần mascara ở chân mi chứ không phải đầu mi cho ảo giác mi dài thêm.
5. Chổi cọ mỏng và ngắn là tốt nhất. Một chiếc chổi cọ mỏng sẽ cho phép bạn đến từng ngóc ngách của đôi mắt còn chổi ngắn giúp dễ điều khiển hơn.
6. Chớp mắt để mi chạm trên chổi cọ nhằm lấy thêm chút mascara hoàn thiện hàng mi.
7. Đừng quên đánh phấn dưới mắt trước khi chuốt mascara. Đôi khi mascara lem là do bị hút bởi kem thoa quanh mắt hoặc mỹ phẩm che khuyết điểm dạng dầu.
8. Kẹp mi cong trước khi chải mascara. Lông mi cong khiến cho đôi mắt trông rộng và sáng hơn.
9. Di chuyển cọ tới lui theo đường dích dắc trong khi chuốt mi sẽ giúp làm “rụng” các hạt mascara khô.
10. Để có cái nhìn ấn tượng, chỉ nên chải mascara lên mi trên. Muốn cho mắt trông rộng hơn thì chuốt cả mi dưới. Nhưng phải chắc chắn rằng bạn chỉ chạm rất nhẹ đến mi thôi.
11. Dùng khăn giấy. Khi bạn không được khéo léo lắm trong việc chuốt mi dưới, hãy thử lót một chiếc khăn giấy xuống bên dưới xem sao.
12. Theo Tiền Phong, muốn chuốt lớp mascara thứ hai, bạn nhất thiết phải đợi khi lớp thứ nhất đã khô, nếu không mascara sẽ đóng cục trên mi bạn.
13. Đừng bao giờ “bơm” cọ dọc theo tuýp như thể bạn đang dùng piston. Như vậy sẽ khiến không khí lọt vào bên trong tuýp và làm mascara của bạn khô nhanh hơn.
14. Thử bẻ cong cọ xem sao. Một chuyên gia trang điểm hàng đầu có lần đã tiết lộ bí quyết của ông là luôn bẻ cọ theo một góc thích hợp.
15. Đợi 5 giây mới được chớp mắt. Bạn hẳn không muốn làm mascara lem ra mí mắt đúng không?.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên nối mi không nhỉ?
Ở giai đoạn mang thai và sau sinh, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Vậy cần làm gì để đối phó với các vấn đề da thường gặp sau sinh, duy trì làn da khỏe đẹp?
Thời điểm giao mùa thường đi kèm với những biến đổi thất thường về thời tiết. Theo đó, những thay đổi này có thể là thách thức lớn đối với người cao tuổi khi hệ miễn dịch của họ bị suy giảm kèm theo sự hiện diện của các bệnh mạn tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả khi giao mùa nhé!
Hen suyễn hay hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho khan, thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.