Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách dự phòng đầy hơi và chướng bụng

Đầy hơi, ợ hơi, đau bụng, chướng bụng có thể làm bạn xấu hổ và không thoải mái. Dưới đây là những thứ gây ra những triệu chứng cơ năng và thực thể- và cách bạn có thể dự phòng chúng

Đầy hơi, ợ hơi và xì hơi là hiện tượng tự nhiên và thường gây ra bởi việc nuốt không khí hoặc sự giáng hóa của thức ăn thông qua quá trình tiêu hóa. Bạn có thể thỉnh thoảng bị đầy hơi và chướng bụng hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng này vài lần trong ngày.

Hãy tìm hiểu xem làm thế nào để làm giảm hoặc tránh xa đầy hơi và chướng bụng và khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ nhé.

Đầy hơi: Hình thành hơi trong dạ dày và ruột

Khi hơi không thoát ra được bằng ợ hơi hoặc bị ứ lại, nó sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột, dẫn đến đầy hơi. Với đầy hơi, bạn có thể cũng có đau bụng rất đa dạng từ nhẹ và âm ỉ đến đau nhiều và dữ dội. Xì hơi hoặc có nhu động ruột có thể làm giảm cơn đau.

Đầy hơi có thể liên quan đến:

  • Ăn các thức ăn chứa chất béo, điều này có thể làm trì hoãn quá trình làm trống dạ dày và làm bạn cảm thấy no không được thoải mái.
  • Uống các đồ uống có chứa carbonat hoặc ăn các thức ăn có bọt hơi.
  • Ăn quá nhanh, uống bằng ống hút, nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo, dẫn đến nuốt không khí vào.
  • Stress hoặc lo lắng
  • Hút thuốc lá
  • Nhiễm trùng đường ruột, tắc nghẽn hoặc bệnh lý.
  • Hội chứng ruột kích thích, một tình trạng bệnh lí đặc trưng bởi đau bụng hoặc đau quặn bụng và thay đổi trong chức năng ruột.
  • Tình trạng bệnh như là bệnh Celiac hay là không dung nạp lactose, khi đó ruột non không thể tiêu hóa và hấp thu một số thức ăn nhất định

Để làm giảm đầy hơi, bạn nên tránh hoặc làm giảm tổng lượng thức ăn sinh ra khí mà bạn ăn. Rất nhiều thức ăn tinh bột sẽ sinh ra hơi và những thức ăn sau đây là thủ phạm:

  • Đậu tương
  • Cây bông cải xanh
  • Cải brussel
  • Bắp cải
  • Thức uống chứa carbonat (có gas)
  • Súp lơ
  • Kẹo cao su
  • Hoa quả, như là táo, đào và lê
  • Kẹo cứng
  • Rau diếp
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Hành
  • Đường có năng lượng thấp tìm thấy trong các thức ăn không đường như là sorbitol, mannitol và xylitol
  • Thức ăn ngũ cốc nguyên hạt
     

Ợ hơi: Loại đi không khí thừa

Ợ hơi là cách của cơ thể để loại bỏ đi lượng khí dư thừa từ dạ dày. Đây là sự trào ngược bình thường gây ra bởi việc nuốt phải không khí. Bạn có thể nuốt quá nhiều khí nếu bạn ăn hoặc uống quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, uống các thức uống chứa carbonat hoặc hút thuốc lá.

Trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có ảnh hưởng giống như vậy. Nếu axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản, bạn có thể nuốt nhiều lần để làm sạch. Điều này sẽ dẫn đến nuốt nhiều không khí hơn và ợ hơi nhiều hơn.

Một vài người nuốt không khí như là một thói quen thần kinh- thậm chí khi họ không ăn hoặc uống. Trong một vài trường hợp khác, ợ hơi mạn tính có thể liên quan đến viêm nhiễm của thành dạ dày (viêm dạ dày) hoặc liên quan đến nhiễm trùng Helicobacter pylori, vi khuẩn gây ra một vài vết loét dạ dày.

Bạn có thể làm giảm ợ hơi nếu bạn:

  • Ăn và uống chậm rãi. Hãy ăn từ từ có thể giúp bạn nuốt ít không khí hơn.
  • Tránh các thức ăn carbonat và bia. Chúng sẽ giải phóng khí CO2
  • Bỏ qua kẹo cao su và kẹo cứng. Khi bạn nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo cứng, bạn nuốt nhiều hơn bình thường. Một phần của thứ bạn nuốt chính là không khí.
  • Đừng hút thuốc lá. Khi bạn hít khói thuốc, bạn cũng ít và nuốt không khí.
  • Hãy kiểm tra răng giả. Răng giả không vừa có thể làm bạn nuốt nhiều khí khi ăn uống.
  • Điều trị ợ nóng. Thỉnh thoảng, ợ nóng nhẹ, thuốc kháng axit hoặc các thuốc khác có thể giúp ích. GERD có thể cần thuốc kê đơn mạnh hơn hoặc các liệu pháp điều trị khác.

Chướng bụng: Hơi tích tụ trong đại tràng

Hơi trong ruột điển hình được tạo ra bởi sự lên men của thức ăn chưa được tiêu hóa, như là chất xơ thực vật, trong đại tràng. Hơi cũng có thể hình thành khi hệ thống tiêu hóa không giáng hóa hoàn toàn một số thành phần nhất định của thức ăn, như là gluten hoặc đường trong các sản phẩm từ sữa và hoa quả.

Các nguồn khác gây ra hơi trong ruột bao gồm:

  • Thức ăn thừa trong đại tràng
  • Thay đổi hệ thống vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc
  • Hấp thụ kém tinh bột, có thể làm rối loạn sự cân bằng của hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa của bạn.
  • Không khí nuốt vào di chuyển xuống đại tràng
  • Táo bón, bởi vì thức ăn thừa tồn tại càng lâu trong đại tràng, nó càng có nhiều thời gian để lên men.

Thỉnh thoảng, hơi chỉ ra rằng có rối loạn tiêu hóa, như là hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lactose.

Để tránh có quá nhiều hơi dư thừa, những thứ có thể giúp là:

  • Tránh các thức ăn ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất. Những thủ phạm bao gồm các loại đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bắp cải, hành tây, bông cải xanh, súp lơ, bánh mì, nấm, bia và các đồ uống có ga khác.
  • Ăn ít các thức ăn béo. Chất béo sẽ làm chậm tiêu  hóa, làm cho thức ăn có nhiều thời gian để lên men.
  • Tạm thời cắt giảm thức ăn giàu chất xơ. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, nhưng quá nhiều thức ăn giàu chất xơ cũng là những nhà sản xuất nhiều khí. Sau một khoảng thời gian tạm dừng, hãy thêm từ từ lượng chất xơ vào thực đơn.
  • Ăn chậm. Hãy cố gắng làm bữa ăn là một dịp để nghỉ ngơi. Ăn khi bạn stress hoặc khi bạn đang vội có thể cản trở tiêu hóa.
  • Hãy chuyển động.  Sẽ có ích nếu bạn đi bộ ngắn sau khi ăn.
  • Hãy thử một phương pháp chữa bệnh không cần kê đơn. Một vài sản phẩm như là Lactain hoặc Dairy Ease có thể giúp tiêu hóa lactose. Các sản phẩm chứa simethicon vẫn chưa được chứng minh là có  hiệu quả, nhưng chúng được sử dụng để làm vỡ các bóng khí trong đầy hơi.
     

Khi nào cần đến bác sĩ?

Từng cơn ợ hơi, đầy hơi và chứng bụng thường sẽ tự biến mất. Hãy nói với bác sĩ nếu các triệu chứng cơ năng không cải thiện sau khi bạn đã thay đổi thói quen ăn uống hoặc nếu bạn để ý thấy:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng liên tục hoặc dữ dội
  • Phân có máu
  • Thay đổi trong màu hoặc số lần đi đại tiện
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau ngực

Những triệu chứng này có thể báo hiệu một bệnh lý đường tiêu hóa. Triệu chứng cơ năng của đường ruột có thể khiến bạn xấu hổ, nhưng đừng để tình trạng xấu hổ làm bạn không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các biện pháp điều trị luôn có sẵn.

CTV Cảnh Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayo Clinic)
Bình luận
Tin mới
  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Xem thêm