Nhưng làm thế nào để bắt đầu những cuộc trò chuyện đầy khó khăn này? Hơn nữa, làm thế nào để bạn giải mã được điều gì là đúng để nói và điều gì là sai để tránh nói? Bài viết này sẽ cung cấp các mẹo về cách nói chuyện với con bạn về sức khỏe của chúng và thu hút chúng cùng tham gia các hoạt động thể chất để bản thân cảm thấy tốt hơn.
Hãy đặt mình vào vị trí của con và cố gắng nói chuyện bằng sự đồng cảm.
Nói chuyện với con bạn về cân nặng
Đối thoại cởi mở
Nói về vấn đề cân nặng của một ai đó sẽ luôn gây khó chịu cho chính người đó và các bậc cha mẹ có xu hướng đi sai cách khi thảo luận về hình ảnh cơ thể với con cái của họ. Vì thế, cách tốt nhất là hãy cởi mở, trung thực và cố gắng giữ lời nói của bạn theo hướng tích cực.
Cẩn thận khi phán xét
Không trêu chọc, chế giễu hoặc phán xét con bạn về các quyết định của chúng. Sự phán xét có thể gợi lên cảm giác xấu hổ ở con bạn. Thay vào đó, hãy đặt mình vào vị trí của chúng và cố gắng nói chuyện bằng sự đồng cảm. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng một cuộc thảo luận, giúp họ cảm thấy được ủng hộ chứ không bị chế giễu.
Đặt câu hỏi mở
Lắng nghe là chìa khóa. Hỏi xem con bạn đang cảm thấy như thế nào và tại sao chúng lại suy nghĩ hoặc hành động theo một cách nào đó? Chúng có bị bắt nạt ở trường không? Chúng không cảm thấy an toàn khi ở nhà?
Cung cấp sự trấn an
Trong trường hợp con bạn bị bắt nạt hoặc trêu chọc về cân nặng ở trường, hãy trấn an con bạn và thừa nhận mức độ khó khăn phải đối mặt và mức độ ảnh hưởng của những cảm xúc đó. Nhắc chúng rằng hình dáng của chúng không xác định chúng là ai. Chúng vẫn quan trọng và có nhiều phẩm chất đáng giá. Đồng thời, bạn có thể giải thích với con rằng việc mang thêm trọng lượng là một vấn đề cho sức khỏe - giống như việc có nhiều cân sẽ ảnh hưởng đến việc tim hoặc phổi của chúng có được khỏe mạnh hay không.
Dưới đây là một số ví dụ về cách trấn an con bạn:
"Ba/mẹ xin lỗi vì điều này đang ảnh hưởng đến con như thế nào".
"Con có nhiều phẩm chất đáng giá, và cân nặng của con không quyết định con là ai".
"Cảm ơn con đã mở lòng với ba/mẹ và chia sẻ cảm xúc của con".
Tránh các từ kích hoạt
Không sử dụng từ "chất béo" hoặc "calo" trong các cuộc thảo luận của bạn. Nhận xét tiêu cực có thể gây ra và có tác động tiêu cực lâu dài.
Đặt trọng tâm vào sức khỏe chứ không phải cân nặng
Nói chung, các chủ đề phải là về sức khỏe, không phải cân nặng và cảm giác của cơ thể chứ không phải ngoại hình.
Không sử dụng hệ thống khen thưởng
Nếu bạn cảm thấy con mình không khỏe mạnh hoặc trở nên thừa cân, đừng dụ chúng đưa ra những quyết định lành mạnh bằng cách sử dụng đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt. Ví dụ: đừng cố ép chúng ăn nhiều trái cây hoặc rau hơn bằng cách cho chúng ăn bánh quy vì vâng lời bạn. Điều này sẽ chỉ dẫn đến việc phát triển thêm nhiều thói quen xấu.
Không dán nhãn một số loại thực phẩm
Có thể dễ dàng nói rằng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ và các món tráng miệng khác là "không tốt" cho con bạn. Tuy nhiên, tránh sử dụng những từ này để hạn chế hàm ý tiêu cực. Nếu kiểm soát quá mức, con bạn có thể dễ hình thành thói quen xấu hoặc ăn quá nhiều những thực phẩm này khi ở nhà một người bạn của chúng.
Sử dụng sự trợ giúp của bác sĩ nhi khoa
Khi nghi ngờ, hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ nhi khoa của con bạn và như một cách để hướng dẫn cuộc trò chuyện về các hành vi lành mạnh. Họ có thể nói với con bạn về sự nguy hiểm của bệnh béo phì vì nó liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập thể dục 5 phút mỗi ngày có thể giảm cân.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.