Biếng ăn kéo dài cũng tạo nên một "vòng tròn" khó khăn cho mẹ: Vì biếng ăn nên trẻ thiếu chất, thiếu chất nên sức đề kháng giảm, giảm sức đề kháng nên trẻ dễ mắc bệnh và ăn kém ngon, từ đó trẻ lại càng biếng ăn, càng thiếu chất.
Biếng ăn kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Biếng ăn có thể khiến trẻ chậm tăng cân, nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Sức đề kháng ở trẻ giảm làm cho trẻ dễ mắc bệnh, khi đó trẻ càng biếng ăn hơn, tâm lý của trẻ ngày càng bị ảnh hưởng. Tại nhiều gia đình, biếng ăn của trẻ gây tâm lý căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, với bữa ăn của trẻ kéo dài 2-3 giờ làm cuộc sống của người lớn trong gia đình trở nên bận rộn hơn, không có thời gian nghỉ ngơi giải trí. Vậy làm sao để cha mẹ thoát khỏi "những cuộc chiến bữa ăn", mẹ tham khảo ngay những tuyệt chiêu dưới đây.
Mẹ lưu lại ngay những tuyệt chiêu giúp con ăn ngon miệng hơn mỗi ngày.
Tuyệt chiêu dinh dưỡng
Mẹ nên chế biến thức ăn bắt mắt, ngon lành
Thực đơn lặp đi lặp lại nhiều lần, không đủ hấp dẫn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không có hứng thú với việc ăn uống. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống phong phú về màu sắc, mùi hương, hình dạng, khẩu vị để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng hơn.
Ưu tiên những món trẻ thích
Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị ăn uống khác nhau. Mẹ hãy quan sát và lắng nghe những món trẻ thích, cho món đó vào chung các món trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, dùng món trẻ thích để giới thiệu các món ăn khác là một gợi ý rất hữu ích cho mẹ.
Cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm
Mẹ nên chủ động tìm hiểu và xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm chất dựa theo độ tuổi của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn cân bằng các chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ. Ăn ít các loại muối, đồ ngọt có ga,.. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên tham khảo mô hình kim tự tháp dinh dưỡng để lựa chọn các món ăn hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt ở trẻ.
Tuyệt chiêu tâm lý
Thay vì cố gắng doạ nạt hay "ép" con ăn, các bậc cha mẹ cần nghĩ đến một hướng xa hơn, đó là xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh từ ban đầu và nỗ lực duy trì thói quen ấy.
Để trẻ không có tâm lý sợ hãi, chống đối trong những bữa ăn, mẹ cần xóa bỏ thói quen tìm mọi cách để "ép" con ăn. Hãy để trẻ biết cảm giác đói và tự muốn ăn. Trong các bữa ăn, mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn và khuyến khích, còn lại để trẻ được quyết định.
Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Trường hợp trẻ không ăn được nhiều mẹ cũng nên kết thúc và cố gắng cho trẻ ăn bù vào bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn phụ cho trẻ.
Càng ép trẻ ăn trẻ sẽ càng có xu hướng chống đối và bỏ bữa.
Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ cũng nên thiết lập ngay "quy tắc bàn ăn" 3 không: không tivi/thiết bị điện tử - không đi rong - không đồ chơi. Khi trẻ đã ngồi vào bàn ăn, cần tập trung vào các món ăn và nhanh chóng ăn xong.
Tuyệt chiêu từ chuyên gia
Bên cạnh những cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ dựa trên thay đổi thói quen khi chăm con, các chuyên gia đưa ra lời khuyên: Để mỗi bữa ăn không còn là một cuộc chiến, cha mẹ Việt nên chủ động nhờ đến sự "cứu trợ" của các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm tăng cường vitamin và khoáng chất còn hỗ trợ đảm bảo trẻ không bị thiếu dinh dưỡng trong trường hợp trẻ ăn ít, ăn chưa đa dạng trong các bữa chính.
Kẽm, vitamin nhóm B, lysine,... là một số vi chất dinh dưỡng quan trọng có khả năng kích thích sự thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, đồng thời hỗ trợ "lấp đầy" khoảng trống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, nâng tầm vóc dáng. Trong đó, các sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ được rất nhiều bà mẹ có con biếng ăn lựa chọn. Kẽm có khả năng duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác cũng như khứu giác, hỗ trợ kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Đồng thời, kẽm tham gia hoạt động của các enzyme hỗ trợ ổn định hệ tiêu hoá, trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cha mẹ sử dụng men cho trẻ sai cách gây biếng ăn trầm trọng hơn sau nhiễm COVID-19.
Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.
HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.